Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Gồm File WORD và Power Point

    TT HCM​ I.1 Vị trí,vai trò của người phụ nữ

    Người đã thấy rõ phụ nữ là một lực lượng căn bản, một nhân tố phát triển của xã hội Việt Nam. Do đó Người đã quan tâm đến việc giải phóng phụ nữ trên cả 2 lĩnh vực hoạt động sản xuất, xã hội và trong hôn nhân gia đình. Người đã gắn nhiệm vụ với quyền lợi của người phụ nữ, đòi hỏi không chỉ khai thác, sử dụng lực lượng lao động nữ mà phải bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn, nâng cao trình độ kiến thức cho họ, cất nhắc, đề bạt họ vào các chức vụ quản lý kinh tế, xã hội. Người đã thông cảm với những nỗi đau, thiệt thòi của chị em. Người kiên quyết đấu tranh chống sự phân biệt, đối xử giữa nam với nữ, Người chủ trương giành quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ một cách triệt để, kiên quyết, nhất quán. Nhưng trong cách ứng xử và giải quyết vấn đề lại tế nhị, linh hoạt với phong độ Việt Nam. Người nêu vấn đề và nhắc nhở mọi người nghiêm khắc nhưng thân tình và quan trọng hơn là bằng chính cách đối xử, việc làm của Người đối với phụ nữ. Ở Người không phải là tư tưởng ban ơn của người trên với kẻ dưới, sự thương hại của lãnh tụ với những quần chúng lao động mà Người hiểu từ những giá trị chân chính của phụ nữ Việt Nam. Vai trò, sự đóng góp to lớn của họ đối với xã hội, đối với gia đình. Người bày tỏ sự kính trọng phụ nữ, đề cao phẩm chất của họ, từ các nữ cán bộ, chiến sỹ đến quần chúng bình thường nhất. Điều này thể hiện thường xuyên trong nếp nghĩ, cách ứng xử, việc làm hàng ngày của Người trong mọi trường hợp đối với phụ nữ.
    Người tự hào về những thành tựu phụ nữ đã đạt được, coi đó là niềm vui chung của Đảng và Nhà nước ta, của nhân dân ta. Người tỏ lòng biết ơn và tôn kính những nữ anh hùng chiến sỹ đã hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, những bà mẹ, người vợ đã có chồng, con hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
    Từ sự thấu hiểu những nỗi khổ đau, thiệt thòi của phụ nữ Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến gia đình, con cái và cuộc sống hàng ngày của họ. Những em bé thơ ngây đã được Bác ân cần chăm sóc. Đến hội nghị, Bác thường xuyên yêu cầu giành cho đại biểu nữ ngồi lên hàng đầu, được ưu tiên trong việc trả lời, trình bày nguyện vọng, tâm tư với Bác. Trong buổi liên hoan, Bác thường nhắc nhở các đại biểu nữ mang phần quà về cho con, cháu. Bởi vì, Bác thấu hiểu lòng người mẹ, người bà ăn miếng ngon luôn nhớ tới các con, các cháu. Bác thật chu đáo ân cần, lại tâm lý, cách ứng xử của Người thật nhân đạo, rất cách mạng nhưng lại rất Việt Nam.
    Chị em phụ nữ cả nước - những quần chúng lao động đã được Bác quan tâm chăm sóc giúp đỡ ngày nay có cuộc sống thay đổi nhiều vai trò vị trí của họ được nâng lên rõ rệt trong gia đình, ngoài xã hội. Chị em hết sức xúc động khi được biết rằng trước khi đi xa, trong những lời dặn dò cuối cùng của Bác ghi trong Di chúc, Người đã yêu cầu các cơ quan, Đảng và Chính phủ quan tâm chăm sóc đến đời sống người phụ nữ. Bác nhắc nhở rằng: Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, phụ nữ đảm đang đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ.
    Thực hiện di chúc của Người, chị em đã phát huy vai trò, khả năng của mình cống hiến cho cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc, giành độc lập cho Tổ quốc góp phần đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
    Những thành tích mà chị em đã đạt được, những hy sinh to lớn của họ trong chiến đấu và lao động, trong xây dựng gia đình và xã hội, một phần nào đã đền đáp được sự quan tâm, niềm hy vọng và tin tưởng của Người đối với Phụ nữ Việt Nam, mong muốn họ sẽ có một địa vị xứng đáng trong nước và trên thế giới.
    Từ những quan điểm cơ bản của Bác về dân vận nói chung và đối với phụ nữ nói riêng, chúng ta có những suy nghĩ để thực hiện tư tưởng của Người có kết quả hơn trong tình hình hiện nay. Ngày nay, cuộc sống của nhân dân ta cũng như trên thế giới đang có những biến động to lớn, nhiều vấn đề có tính quốc tế đang nảy sinh. Bản thân cuộc sống của người dân nói chung, người phụ nữ và gia đình họ nói riêng đang chịu ảnh hưởng sâu sắc của những biến đổi ấy.
    Dưới ánh sáng tư tưởng Dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với người phụ nữ Việt Nam điều cần phải chuẩn bị để làm tròn được cả hai chức năng: người lao động sáng tạo của thế kỷ khoa học tiên tiến, người công dân hoạt động xã hội một cách chủ động, tích cực và làm chức năng người mẹ nuôi dạy thế hệ trẻ chủ nhân đích thực của thế kỷ 21.
    Muốn vậy, Đảng và Nhà nước phải phải có đầy đủ những chủ trương, chính sách, biện pháp phù hợp để phát huy mọi khả năng, tiềm năng của người phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. Làm cho phụ nữ được được sống trong những quan hệ xã hội bình đẳng, tự do, dân chủ và có triển vọng phát triển lâu dài cả về đời sống vật chất và sinh hoạt văn hoá, tinh thần.
    Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, hơn bao giờ hết chúng ta cần vận dụng, phát triển tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thực tiễn công tác dân vận và càng phải quán triệt và thực hiện có hiệu quả lời dạy của Bác Hồ “phải đổi mới để tồn tại và phát triển”. Bằng sức mạnh của đôi tay, khối óc, trí tuệ và tài năng, phụ nữ Việt Nam quyết tâm cùng toàn dân phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Đó chính là lời hứa và việc làm có ý nghĩa nhất để thực hiện sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về Dân vận trong thời kỳ đổi mới hiện nay

    I.2 Một số quan điểm cơ bản cua TT HCM về GPPN

    Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của Đảng ta, nhà tư tưởng lớn của thời đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống hoàn chỉnh những quan điểm về đường lối cách mạng và sự chuẩn mực về tính cách Việt Nam trong thời đại mới: giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ bắt đầu từ con người và cũng trở lại về với con người. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, và vì quần chúng, trong đó, phụ nữ là một lực lượng quan trọng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ thể hiện rõ ở những nội dung sau đây:
    Một là, phụ nữ là một lực lượng quan trọng trong đời sống xã hội con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ nhiều nguồn gốc, trong đó có truyền thống văn hóa phương Đông và văn hóa Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tiếp thu có chọn lọc những di sản đó để làm giàu thêm vốn tri thức của mình. Nhưng người cũng phê phán những tư tưởng lạc hậu kìm hãm sự phát triển của lịch sử xã hội, trong đó có những định kiến sai lầm về người phụ nữ.
    Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở sự tố cáo tội ác của chế độ thực dân - phong kiến đối với người phụ nữ mà còn động viên, tổ chức cho phụ nữ tham gia công cuộc giải phóng dân tộc, cứu nước. Trong tác phẩm: "Đường Kách mệnh" được tập hợp từ những bài giảng tại các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng Việt Nam tổ chức tại Quảng Châu (Trung Quốc), giữa những năm 20 (thế kỷ XX), Người viết: "Ông C.Mác nói rằng: "Ai biết lịch sử thì biết rằng, muốn sửa sang xã hội không có phụ nữ giúp vào thì chắc không làm nổi. Xem tư tưởng và việc làm của đàn bà con gái thì biết xã hội tiến bộ như thế nào? ".
    . Trong công tác và cuộc sống hằng ngày, Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ và quan tâm, chăm sóc đến cuộc sống của phụ nữ. Giữa những năm 20 của thế kỷ trước, trong số 8 thiếu niên Việt Nam được giới thiệu sang Quảng Châu (Trung Quốc) học tập, Người chú ý đến hai bạn nữ là Lý Phương Thuận và Lý Phương Đức. Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai được Người dìu dắt từ đầu những năm 30, thế kỷ XX, đã vượt qua nhiều thử thách và trở thành một cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng.
    Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc, Người biểu dương tinh thần chiến đấu, hy sinh và căn dặn toàn Đảng, toàn dân ta phải quan tâm, chăm sóc phụ nữ: "Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất, Đảng và Chính phủ phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ".

    Giải phóng phụ nữ là một vấn đề lớn của nhân loại. Tiếp thu, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và từ thực tiễn chỉ đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đã có nhiều bài viết, bài nói đề cập đến vấn đề giải phóng phụ nữ nói chung và giải phóng phụ nữ Việt Nam nói riêng. Qua tìm hiểu, nghiên cứu các bài viết và cuộc đời hoạt động hết sức phong phú của Người, chúng tôi mạnh dạn trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ với những luận điểm sau:

    Hai là, giải phóng phụ nữ - bản thân nó cũng là một cuộc cách mạng
    Phụ nữ có vai trò quan trọng trong xã hội, nhưng dưới chế độ thực dân phong kiến phụ nữ là đối tượng bị bóc lột, đè nén nặng nề nhất. Phụ nữ không chỉ là nạn nhân của ách áp bức bóc lột giai cấp, dân tộc mà còn phải chịu gánh nặng của những hủ tục, những tệ nạn xã hội, những định kiến tồn tại dai dẳng và lâu dài. Những hủ tục lạc hậu đó dường như làm cho người phụ nữ không thể ngẩng đầu lên được, Hồ Chí Minh viết: “ách áp bức kinh tế đã nô dịch con người, cũng ách áp bức ấy đã biến phụ nữ thành đồ vật tùy thuộc vào quyền sử dụng của nam giới”.

    Chính vì vậy, theo Hồ Chí Minh giải phóng phụ nữ - bản thân nó cũng là một cuộc cách mạng, nó gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Đó cũng là cuộc cách mạng để xóa bỏ mọi định kiến hẹp hòi, mọi hủ tục, tàn dư của tư tưởng coi thường phụ nữ do chế độ cũ để lại. Hồ Chí Minh viết: “Giải phóng đàn bà đồng thời phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến tư sản trong người đàn ông”; “Đó là một cuộc cách mạng khá to và khó. Vì trọng trai khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại. Vì nó đã ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội. Vì không thể dùng vũ lực mà tranh đấu”. Từ đó, Hồ Chí Minh căn dặn giải phóng phụ nữ là một cuộc cách mạng phải tiến hành thường xuyên, kiên trì, triệt để, thu hút cả xã hội tham gia và “phải cách mạng từng người, từng gia đình, đến toàn dân. Dù to và khó nhưng nhất định thành công”.

    Mục đích của giải phóng phụ nữ, theo Hồ Chí Minh xét cho cùng là để thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ trên tất cả các mặt công tác: “Đàn ông, đàn bà đều phải bình đẳng”. Bình đẳng của phụ nữ theo Bác là trong gia đình cũng như ngoài xã hội, công việc của phụ nữ phải được phân công một cách khoa học, thỏa đáng, phù hợp với sức khỏe, thể chất, tính cách, chức năng của chị em, để tạo điều kiện phát huy mọi khả năng, ưu thế của phụ nữ trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc và phát triển xã hội. Hồ Chí Minh nghiêm khắc phê phán những tư tưởng sai trái, lạc hậu khi xem xét, đánh giá phụ nữ, Người viết: “Nhiều người còn đánh giá không đúng khả năng của phụ nữ, hay thành kiến, hẹp hòi. Như vậy là rất sai”. Vì vậy, Hồ Chí Minh thường xuyên theo dõi, động viên các phong trào thi đua của phụ nữ (như phong trào năm tốt, ba đảm đang v.v.) và chỉ thị đảng bộ và chính quyền các cấp cần thiết thực giúp đỡ các phong trào đó để phụ nữ góp phần xứng đáng vào việc thực hiện kế hoạch của Đảng và Nhà nước. Ba là, giải phóng phụ nữ là một mục tiêu tất yếu của cách mạng vô sản.
    Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đi đến kết luận chế độ thực dân là ăn cướp, là hiếp dâm và giết người. Chế độ thực dân đối xử một cách hết sức bỉ ổi đối với người phụ nữ bản xứ nói chung và người phụ nữ “An nam” mất nước nói riêng; xúc phạm tới phong hóa, trinh tiết và đời sống của người phụ nữ một cách cực kỳ vô liêm sỉ. Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Hồ Chí Minh đã viết: “Không một chỗ nào người phụ nữ thoát khỏi những hành động bạo ngược. Ngoài phố, trong nhà, giữa chợ hay ở thôn quê, đâu đâu họ cũng vấp phải những hành động tàn nhẫn của bọn quan cai trị, sĩ quan, cảnh binh, nhân viên nhà đoan, nhà ga”. Do đó, mục tiêu của cách mạng vô sản phải bao hàm mục tiêu giải phóng phụ nữ, Bác viết: “Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người”.

    Khẳng định phụ nữ là một nửa xã hội, nhưng Hồ Chí Minh không chỉ nhìn nhận một cách đơn thuần về số lượng, về tỷ lệ của giới nữ trong cơ cấu dân số, mà Người còn muốn nói đến vai trò, vị trí của giới nữ với tư cách là một bộ phận không thể tách rời, trong thể thống nhất với “nửa bên kia” để hợp thành nhân loại. Hồ Chí Minh coi vai trò của phụ nữ trong việc cải tạo xã hội và chất lượng cuộc sống của họ là tấm gương phản chiếu trình độ văn minh của nhân loại. Dẫn lời của Các Mác, Người viết: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thì chắc không làm nổi. Xem tư tưởng và việc làm của đàn bà con gái, thì biết xã hội tiến bộ như thế nào”.

    Là lãnh tụ của Đảng và của dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định công lao to lớn của phụ nữ Việt Nam trong quá trình xây dựng đất nước: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức thêu dệt mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Cho nên trong sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, không thể thiếu vai trò quan trọng của phụ nữ Việt Nam, Người viết: “An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công”. Hồ Chí Minh khẳng định, quá trình thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng chính là quá trình thực sự giải phóng phụ nữ và ngược lại “để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải thật sự giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...