Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. Mở đầu
    Đạo đức là một vấn đề rất quen thuộc và gần gũi với mỗi chúng ta, nó gắn liền với bản chất con người và đời sống xã hội, đồng thời nó được xem như một biểu hiện đặc trưng về nhân cách văn hóa.
    Nhận thức được tầm quan trọng của đạo đức, Hồ Chí Minh luôn quan tâm bắt đầu sự nghiệp cách mạng là bắt đầu giáo dục lý tưởng cách mạng và đạo đức cách mạng cho những người yêu nước, cho thanh niên, cho quần chúng nhân dân, chủ yếu là cán bộ, đảng viên Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức được đúc kết từ truyền thống đạo đức quý báu của dân tộc ta từ ngàn năm dựng nước và giữ nước. Từ tư tưởng của văn hóa Phương tây về đạo đức, từ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin về đạo đức, từ cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh.
    Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của cách mạng, cũng giống như: “gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối”. Việc chăm lo cái gốc, cái nguồn ấy phải là công việc thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân cùng với gia đình và mỗi người trong xã hội ta.
    Từ Hồ Chí Minh nền đạo đức Việt nam đã mang bản chất mới và đã được Người gọi là đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc với tinh hoa đạo đức nhân loại, giữa truyền thống với hiện đại. Do vậy, việc tìm hiểu học tập, vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của mỗi người cán bộ, đảng viên, sinh viên học sinh trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa trong việc rèn luyện, tu dưỡng, bồi dưỡng đạo đức góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước ngày một tiến bộ.
    Bởi vậy việc học tập, vận dụng theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của thanh niên, sinh viên trong giai đoạn hiện nay là vô cùng quan trọng và cần thiết.
    Từ nhu cầu đó, em chon đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Vận dụng vào việc hoc tập và lam theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh trong sinh viên hiên nay. Để làm đề tài viết tiểu luận.

    B. Nội dung
    I. Phẩm chất đạo đức của con người Việt nam trong thời đại đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh
    1. Trung với nước, hiếu với dân

    “Trung” và “hiếu” vốn là những khái niệm đạo đức cũ chứa đưng nội dung hạn hẹp: “Trung với vua, hiếu với cha mẹ”, phản ánh bổn phận, trách nhiệm của dân đối với vua, con đối với mẹ.
    Hồ Chí Minh đưa vào khái niệm cũ một nội dung mới, mang tính cách mạng, đó là trung với nước, hiếu với dân. Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
    Từ chỗ trung với vua, hiếu với cha mẹ đến trung với nước, hiếu với dân là một cuộc cách mạng trong quan niệm về đạo đức. Hồ Chí Minh đã lật ngược quan niệm đạo đức cũ, đạo đức Nho giáo, xây dựng đạo đức mới “như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời”.
    Theo quan điểm Hồ Chí Minh, nước là nước của dân và dân là người chủ của nước. Vì vậy, “trung với nước, hiếu với dân” là thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên và phát triển của đất nước.
    Nội dung chủ yếu của trung với nước là :
    - Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết.
    - Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng
    - Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
    Nội dung chủ yếu của hiếu với dân là :
    - Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân.
    - Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
    - Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...