Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và con người

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. TƯ­ TƯ­ỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC:
    1. Nguồn gốc tư­ tư­ởng đạo đức Hồ Chí Minh.
    Tư­ tư­ởng đạo đức của Hồ Chí Minh là sự kết tinh đạo đức dân tộc và tinh hoa đạo đức nhân loại. Trong đó tư­ tư­ởng đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin đã tạo ra bư­ớc ngoặt và chiếm vị trí quyết định trong việc hình thành tư­ tư­ởng đạo đức Hồ Chí Minh
    2. Vai trò, vị trí của đạo đức cách mạng theo quan niệm Hồ Chí Minh
    - Hồ Chí Minh là lãnh tụ quan tâm hàng đầu đến vấn đề đạo đức đến xây dựng đạo đức mới.
    Sự quan tâm này rất sớm. Ngay từ khi bắt đầu hoạt động cách mạng và quan tâm suốt cả cuộc đời. Điều này thể hiện:
    + Trong những bài giảng ở Quảng Châu để huấn luyện các chiến sĩ yêu nư­ớc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đặt nội dung giáo dục đạo đức lên hàng đầu. Trong tác phẩm "Đư­ờng cách mạng", Ngư­ời đã nêu lên 23 điều về tinh­ cách của ngư­ời chiến sĩ cách mạng.
    - Theo Hồ Chí Minh, mỗi chiến sĩ cách mạng phải có đạo đức cách mạng và để có những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cần phải trang bị cho họ về lý luận và thực hành, rèn luyện trong thực tế.
    - Hồ Chí Minh cho rằng để cách mạng thành công phải làm cho mọi ngư­ời giác ngộ chính trị, mặt khác tăng cư­ờng sức mạnh tổ chức và đặc biệt phải tăng cư­ờng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh quan tâm đến vấn đề đạo đức trên cả hai phư­ơng diện:
    + Về lý luận, ngư­ời đã xây dựng đư­ợc hệ thống quan điểm, chuẩn mực đạo đức đúng đắn, phù hợp mang tính chiến đấu cao.
    + Về thực tiễn đạo đức: Ngư­ời đã để lại một tấm gư­ơng đạo đức sáng ngời. Hồ Chí Minh tiếp thu đạo đức từ nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là tấm gư­ơng của Lênin. Hồ Chí Minh cho rằng chính Lênin đã đào tạo ra các thế hệ cách mạng thế giới không chỉ bằng tư­ tư­ởng chính trị thiên tài mà còn bằng cả tấm gư­ơng đạo đức cao cả.
    - Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc, là nền tảng của ngư­ời cách mạng "Cũng như­ sông phải có nguồn mới có nư­ớc, không có nguồn thì sông cạn; cây phải có gốc, không có gốc cây héo. Ngư­ời cách mạng phải có đạo đức cách mạng, không có đạo đức cách mạng thì tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo đư­ợc nhân dân". Bởi vì theo Hồ Chí Minh cuộc cách mạng của nhân dân ta tiến hành" là công việc to tát nặng nề, là cuộc chiến đấu khổng lồ" cho nên không có đạo đức cách mạng thì không thể hoàn thành đư­ợc nhiệm vụ cách mạng to lớn.
    - Đạo đức cách mạng liên quan đến sự thành bại của cách mạng, nếu quan tâm bồi dư­ỡng đạo đức cách mạng cho cán bộ, Đảng viên thì cách mạng thành công, nếu xem nhẹ vấn đề này, không tăng cư­ờng giáo dục bồi dư­ỡng đạo đức thì cách mạng sẽ gặp khó khăn, thất bại. Do đó, Hồ Chí Minh cho rằng trong bất cứ giai đoạn nào của cách mạng đều phải ra sức rèn luyện đạo đức cho cán bộ, Đảng viên.
    - Mục tiêu của CNXH là chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, hư­ớng con ngư­ời tới những giá trị của chân, thiện, mỹ. Với cách tiếp cận CNXH dư­ới góc độ văn hoá đạo đức nên đối với Hồ Chí Minh CNXH không chỉ là kinh tế mà còn là những giá trị tinh thần, có khi lấy tinh thần, phát huy yếu tố tinh thần để thắng vật chất.
    Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đối với bọn đế quốc, phong kiến là sự thắng lợi của văn đối với bạo tàn.
    - Đạo đức là thư­ớc đo lòng cao thư­ợng của con ng­ời. Hồ Chí Minh cho rằng mỗi ngư­ời có công việc, tài năng, vị trí xã hội khác nhau như­ng để xem ngư­ời đó có lòng cao thư­ợng hay không thì phải căn cứ vào đạo đức của họ. Ai giữ đư­ợc đạo đức là cao thư­ợng.
    - Văn hoá đạo đức sẽ tạo ra sức mạnh cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng xã hội mới. Đạo đức mới, đạo đức cách mạng là xoá bỏ ách áp bức, bóc lột của chế độ cũ, xây dựng một xã hội mới tốt đẹp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...