Tiến Sĩ Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và ý nghĩa hiện thời của nó

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/8/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 2
    Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU . 6
    1.1. Công trình nghiên cứu về khái niệm dân chủ và cơ sở hình thành tư
    tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ. 6
    1.2. Công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ 14
    1.3. Những nghiên cứu đánh giá ý nghĩa hiện thời tư tưởng Hồ Chí Minh
    về dân chủ 21
    1.4. Nhận xét tổng quát và hướng nghiên cứu 23
    Chương 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
    DÂN CHỦ . 27
    2.1. Cơ sở lý luận 27
    2.2. Cơ sở thực tiễn . 41
    Kết luận Chương 2 52
    Chương 3. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢN CHẤT, VAI TRÒ,
    PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH
    DÂN CHỦ . 53
    3.1. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về bản chất, vai trò và phương thức biểu
    hiện của dân chủ 53
    3.2. Phương pháp thực hành dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh 74
    Kết luận chương 3 . 89
    Chương 4. Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
    VỀ DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 90
    4.1. Bổ sung và phát triển lý luận Mác – Lênin về dân chủ . 90
    4.2. Góp phần làm cơ sở cho quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
    dân chủ 99
    4.3. Góp phần định hướng cho hoạt động thực tiễn 113
    4.4. Góp phần xây dựng và đổi mới văn hóa dân chủ . 125
    Kết luận chương 4 . 132
    KẾT LUẬN . 134
    CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
    LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 136
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 137
    2

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hiện nay, cùng với xu thế phát triển của thời đại, sự hội nhập và giao
    lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu dân chủ của nhân dân ta ngày càng
    được nâng cao. Trong quá trình đổi mới đất nước, các lĩnh vực kinh tế,
    chính trị, văn hoá, xã hội đều cần được hoàn thiện, phát triển và mở rộng
    cũng như đi vào chiều sâu. Dân chủ là động lực lớn cho sự phát triển của xã
    hội. Như vậy, việc đẩy mạnh quá trình thực hiện dân chủ của đất nước cần
    dựa trên những lý luận nền tảng về dân chủ. Cho nên, việc khảo cứu và làm
    rõ các lý luận về dân chủ để từ đó vận dụng vào giải quyết những vấn đề
    bức xúc đang đặt ra cần thiết hơn bao giờ hết.
    Từ năm 1991 đến nay, Đảng ta đã khẳng định, “lấy Chủ nghĩa Mác –
    Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động”. Những di
    sản Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta trong đó có tư tưởng về dân chủ đến
    nay vẫn còn nguyên giá trị. Đó là một trong những kho tàng lý luận quý giá
    của dân tộc. Ở đó hàm chứa nhiều vấn đề về dân chủ liên quan đến xây
    dựng, phát triển xã hội mà chúng ta chưa khai thác được một cách triệt để.
    Tư tưởng của Người là sự kế thừa và phát triển học thuyết Mác –
    Lênin. Người đã bổ sung và làm phong phú thêm học thuyết Mác về dân
    chủ. Hiện nay, chúng ta đang trong quá trình vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
    Mác - Lênin vào trong điều kiện cụ thể của Việt Nam nên cũng cần phải
    xem xét và luận giải về sự kế thừa và phát triển tư tưởng dân chủ Hồ Chí
    Minh trong học thuyết Mác.
    Đối với Việt Nam, từ khi thực hiện chính sách “mở cửa”, Đảng và
    Nhà nước ta cũng đã quan tâm đến thực thi dân chủ cho người dân. Thực tế
    cho thấy, qua mỗi kỳ Đại hội, trong đường lối của Đảng càng ngày càng
    quan tâm hơn đến vấn đề dân chủ. Để có được những định hướng đúng và
    trúng thì đường lối, chính sách để thực thi dân chủ không thể không dựa vào
    những lý luận dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Do vậy, tư tưởng dân
    chủ của Người càng cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng để Đảng và Nhà
    3

    nước ta có cơ sở vận dụng một cách sáng tạo và hiệu quả trong việc thực thi
    dân chủ nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu dân chủ của người dân.
    Tuy nhiên, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ có thực sự đã được khai
    thác một cách triệt để chưa? Những lý luận mà Người để lại mà chúng ta
    khai thác hiện nay đã được hiểu đúng và trúng chưa? Những vấn đề về dân
    chủ và thực hành dân chủ của Người được hiểu đúng thì đã được vận dụng
    tốt cho hoàn cảnh hiện nay của chúng ta chưa? . Từ những điều này, cho
    thấy việc nghiên cứu là làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và ý
    nghĩa hiện thời của nó là cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    2.1. Mục đích
    - Trên cơ sở phân tích và làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ,
    luận án nêu bật ý nghĩa hiện thời của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ
    trong quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam hiện nay.
    2.2. Nhiệm vụ
    Để thực hiện mục đích đó, luận án có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
    - Thứ nhất: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    - Thứ hai: Trình bày khái niệm dân chủ và nêu lên cơ sở hình thành tư
    tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ.
    - Thứ ba: Trình bày và phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ
    - Thứ tư: Làm rõ ý nghĩa hiện thời của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân
    chủ trong quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Luận án tập trung nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ. Trước
    hết, khái niệm dân chủ, cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, tư
    tưởng Hồ Chí Minh về bản chất, vai trò và phương pháp dân chủ là những đối
    tượng nghiên cứu chủ yếu. Bên cạnh đó, những giá trị tư tưởng dân chủ của Hồ
    Chí Minh có ý nghĩa trong quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam hiện nay cũng sẽ
    được luận giải.
    3.2 Phạm vi nghiên cứu
    4

    Không gian nghiên cứu: Luận án tập trung khảo cứu các quan niệm
    phương Đông, phương Tây về dân chủ. Những tác phẩm của Hồ Chí Minh
    về dân chủ ở Việt Nam và ý nghĩa của tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh đối
    với Việt Nam.
    Thời gian nghiên cứu: Luận án chỉ khảo sát tư tưởng Hồ Chí Minh về
    dân chủ và thực hành dân chủ từ 1912 đến 1969 và ý nghĩa của tư tưởng này
    từ khi tiến hành công cuộc đổi mới (1986) đến nay ở Việt Nam.
    4. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Cơ sở nghiên cứu
    a/- Cơ sở lý luận: Luận án nghiên cứu lấy chủ nghĩa duy vật biện
    chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở xuyên suốt cho toàn bộ những
    luận giải của luận án. Trong quá trình nghiên cứu, luận án chủ yếu dựa trên
    quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm
    của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân chủ.
    b/- Cơ sở thực tiễn: Luận án nghiên cứu xem xét việc thực hành dân
    chủ ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Những giá trị tư tưởng Hồ Chí
    Minh về dân chủ và ý nghĩa hiện thời của tư tưởng ấy trong công cuộc đổi
    mới hiện nay với yêu cầu lấy thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng một số phương pháp phổ biến trong nghiên cứu khoa
    học xã hội như: phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp, quy nạp, diễn
    dịch, đi từ cụ thể đến trừu tượng, phương pháp so sánh, đối chiếu, lôgic –
    lịch sử, hệ thống hóa, khái quát hóa, phương pháp văn bản học, phân loại,
    thông kê và hồi cố để phân tích những giá trị trong tư tưởng dân chủ của Hồ
    Chí Minh.
    Luận án sử dụng cách tiếp cận tổng thể, liên ngành, đa dạng trên cơ sở
    sử dụng phương pháp duy vật biện chứng xem xét vấn đề từ góc độ triết học
    chính trị về dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh và nêu rõ ý nghĩa hiện thời
    của tư tưởng ấy.
    5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
    5

    Luận án đã trình bày và phân tích làm nổi bật các giá trị cốt lõi về dân
    chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Bước đầu khai thác một cách tổng hợp nhất
    về bản chất, vai trò trong quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ và đã làm
    sáng tỏ được tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ dưới góc độ các phương thức
    biểu hiện. Bên cạnh đó luận án nêu lên được tư tưởng Hồ Chí Minh về phương
    pháp thực hành dân chủ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.
    Luận án đã có những đánh giá về ý nghĩa hiện thời của tư tưởng Hồ
    Chí Minh về dân chủ trong quá trình dân chủ hóa của Việt Nam hiện nay.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    - Khẳng định được về giá trị phương pháp luận to lớn tư tưởng dân
    chủ của Hồ Chí Minh. Luận án góp phần bổ sung lý luận chung về dân chủ
    và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ.
    - Luận án sẽ là tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác giảng dạy và
    nghiên cứu chuyên ngành Triết học, Chính trị học, Tư tưởng Hồ Chí Minh ở
    Việt Nam.
    7. Cơ cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
    các công trình đã công bố, luận án được chia làm 4 chương, 12 tiết.
     
Đang tải...