Chuyên Đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ đại diện

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ đại diện

    Quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ đại diện thể hiện ở một số nội dung cơ bản:
    1) quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân;
    2) quyền lực của nhân dân phải được khẳng định bằng Hiến pháp và pháp luật;
    3) quyền lực đó được thực hiện và được bảo đảm thông qua nhà nước dân chủ.

    Trong tư tưởng Hồ Chí Minh có sự kết hợp hài hoà tinh thần dân chủ với truyền thống coi trọng dân, lấy dân làm gốc đã được hình thành trong lịch sử để rồi tạo lập nên một quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa ba vấn đề: Dân (là gốc của nước) với dân là chủ và dân làm chủ (dân có trách nhiệm của người làm chủ). Dân là gốc của nước thì dân nhất định phải làm được chủ. Đã là chủ thì dứt khoát phải có trách nhiệm để làm chủ. Khi dân là gốc thì quyền lực gốc sẽ là quyền lực của nhân dân. Nhà nước chỉ là người đại diện, tiếp nhận quyền lực của dân giao cho để phấn đấu vì quyền hành và quyền lợi của dân. Nhân dân là người chủ nắm chính quyền, bầu ra đại biểu thay mình thực thi quyền lực ấy. Theo Hồ Chí Minh, mọi thiết chế chính trị được lập ra phải tuân thủ nguyên tắc: quyền lực là của nhân dân và vì lợi ích của dân. “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”[1]. Chính vì lẽ đó, nên mô hình thiết chế dân chủ mà Hồ Chí Minh thiết kế sau khi cách mạng dân chủ nhân dân của chúng ta thành công năm 1945 là chế độ dân chủ cộng hoà - một nhà nước với mục tiêu phấn đấu vì độc lập - tự do - hạnh phúc của nhân dân. Thông qua việc xây dựng một Hiến pháp dân chủ, Hồ Chí Minh đã xác định rõ quyền làm chủ của nhân dân đối với cơ chế thực hiện quyền lực đó trên thực tiễn - một nhà nước dân chủ.

    Như Hiến pháp 1946 đã đề cập “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam .” có nghĩa là dân luôn là chủ thể của quyền lực, là lực lượng có quyền quyết định trong việc thực hiện quyền lực, các cơ quan, tổ chức do dân bầu ra hoặc thành lập đều là những thiết chế để thực hịên quyền lực của dân và chịu trách nhiệm trước dân. Điều đó có nghĩa là dân không chỉ lập ra nhà nước mà còn có quyền, đồng thời có trách nhiệm tham gia vào quản lý nhà nước. Người nói: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân vì dân là chủ .”. Cơ sở căn bản nhất trong quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ là việc coi dân là chủ: mọi quyền lực là của dân, mọi công việc là do dân. “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”[2]. Dân là chủ và dân làm chủ thể hiện rõ bản chất của vấn đề dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Với quan niệm dân là chủ, Hồ Chí Minh xác định địa vị của dân là cao nhất, là chủ thể của mọi quyền lực: chính trị, kinh tế và văn hoá, xã hội

    Sau khi tiến hành Cách mạng tháng Tám thành công, lật đổ chính quyền do thực dân Pháp dựng nên, việc quan trọng đầu tiên Hồ Chí Minh tiến hành là xây dựng nhà nước dân chủ thông qua việc kết hợp nhiều hình thức dân chủ: dân chủ đại diện với việc bầu ra Nghị viện (Quốc hội); dân chủ trực tiếp với nhiều hình thức như chế độ toàn dân phúc quyết (Hiến pháp 1946), chế độ kiểm điểm tự phê bình và tiếp thu ý kiến phê bình trước nhân dân đồi với cán bộ chính quyền cơ sở trong từng thời gian; dân chủ bán trực tiếp trong cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong thể chế bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện có quan hệ chặt chẽ với nhau và đều đòi hỏi ý thức trách nhiệm công dân rất cao. Dân chủ trực tiếp phản ánh những nguyện vọng, ý chí của công dân, nhưng nếu trình độ và trách nhiệm công dân không được bồi dưỡng và phát huy thì có khả năng ý chí, nguyện vọng đó bị phản ánh một cách lệch lạc. Trong hình thức dân chủ đại diện, ý chí, nguyện vọng chính đáng của nhân dân có được phản ánh đúng hay không lại tuỳ thuộc vào trình độ và ý thức trách nhiệm của người đại diện và tổ chức đại diện. Do đó, phải kết hợp và sử dụng cả dân chủ trực tiếp lẫn dân chủ đại diện, để thực hiện và phát huy cao nhất quyền làm chủ của nhân dân.

    Quyền lực nhà nước có cội nguồnQ, gốc rễ từ nhân dân, chính nhân dân tạo lập nên bộ máy nhà nước và uỷ quyền cho nhà nước thay mặt mình thực hiện quyền lực. Quyền lực của nhân dân được thực hiện thông qua thiết chế dân chủ đại diện, cụ thể là thông qua cơ quan quyền lực nhà nước do chính nhân dân bầu ra - đó là Quốc hội. Thông qua cơ quan đại diện này mà nhân dân bảo vệ được quyền và lợi ích của chính mình và cũng thông qua đó nhân dân giám sát, kiểm soát, phê bình được các cơ quan nhà nước, giúp cho nhà nước thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. Tính chất dân chủ đại diện của thể chế nhà nước được thể hiện chính thông
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...