Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    A. MỞ ĐẦU 1
    B. NỘI DUNG . . 1

    1. NHỮNG GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TẠO NÊN SỨC MẠNH
    DÂN TỘC 1
    2. QUÁ TRÌNH TỔNG KẾT NHỮNG KINH NGHIỆM
    THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA CÁC PHONG TRÀO
    YÊU NƯỚC CÁCH MẠNG VIỆT NAM, CÁCH MẠNG
    THẾ GIỚI . 4
    3. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN 6

    C. KẾT LUẬN .7

    B. NỘI DUNG

    Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được hình thành trên những cơ sở tư tưởng – lí luận và thực tiễn rất phong phú.

    1. NHỮNG GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TẠO NÊN SỨC MẠNH DÂN TỘC
    Những giá trị truyền thống bao gồm chủ nghĩa yêu nước và tinh thần đấu tranh anh dũng bất khuất cho độc lập, tự do, vị tha của dân tộc, tinh thấn lạc quan yêu đời, ý thức tự lực tự cường.
    Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc của dân tộc Việt Nam đã được hình thành và củng cố, tạo thành một truyền thống
    bền vững thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam, đối với mỗi người Việt Nam yêu nước - nhân nghĩa – đoàn kết trở thành một tình cảm tự nhiên, truyền thống cao cả và tốt đẹp ấy được biểu hiện trong một số câu ca dao:
    Bầu ơi thương lấy bí cùng
    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
    Hay :
    Nhiễu điều phủ lấy giá gương
    Người trong một nước phải thương nhau cùng.
    Từ trong câu ca dao đã phản ánh một nguyện vọng, một tình cảm tự nhiên của mỗi con người Việt Nam trong mọi hoàn cảnh đều phải đoàn kết “ Lá lành đùm lá rách”. Mỗi người một số phận, mỗi người một hoàn cảnh nhưng vượt lên trên sự khác biệt nhỏ vì cái giống nhau của một điều chung lớn hơn đó là, người ta biết yêu thương đỡ đần, đoàn kết nhau. Tình đất nước, nghĩa đồng bào khi nước nhà gặp cơn nguy biến thì tình cảm ấy lại thấm đượm hơn lúc nào hết, long yêu nước, yêu đồng bào được khơi lên phát huy thành cao trào cùng chiến đấu và đánh thắng kẻ thù.
    Những giá trị truyền thống đân tộc tạo nên sức mạnh vô tận và vô địch của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh chống lại thiên tai dịch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc đân tộc được giữ vững. Tất cả những giá trị truyền thống ấy được hình thành, củng cố trong những điều kiện địa – chính trị, moi trường tự nhiên, nền kinh tế - xã hội đã trơ thành dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống Việt Nam tạo thành quan hệ ba tầng gia đình - làng xã – Quốc gia( Nhà - làng – nước). Đây cũng là sợi dây liên kết các dân tộc, các giai tầng trong xã hội Viêt Nam.
    Những giá trị truyền thống dân tộc đã trở thành một triết lí nhân sinh:

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (Hội Đồng trung ương chỉ đạo biên soạn)
    2. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (Bộ GD&DDT-Nxb Chính trị Quốc gia-2005)
    3. Ts. Nguyễn Mạnh Tường – Tư tưởng Hồ Chí Minh một số nhận thức cơ bản, 2009.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...