Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về đặc trưng, bản chất, bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ( CNXH )

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tư tưởng Hồ Chí Minh về đặc trưng, bản chất, bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ( CNXH ) ở Việt Nam
    I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đặc trưng, bản chất, bước đi và biện pháp xây dựng chủ nghĩa xó hội ( CNXH ) ở Việt Nam.
    A. Bản chất và đặc trưng tổng quát của CNXH
    HồChíMinh tiếp cận CNXH theo quan điểm Mác-Lênin từlập trường của một người yêu nước đitìm con đường giải phóng dân tộc để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp. Người tiếp nhận quan điểm của những nhà sáng lập CNXH khoa học, đồng thời có sự bổ sung cách tiếp cận mới về CNXH. Bởi vậy, vẫn là theo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về CNXH, nhưng với cách diễn đạt ngôn ngữ nói và viết của Hồ Chí Minh thì tất cả đều rất mộc mạc, dung dị, dễ hiểu.
    + Bản chất :
    Trước tiên, Hồ Chí Minh coi CNXH như là một thể chế xã hội bao gồm các mặt rất phong phú, hoàn chỉnh, trong đó con người được phát triển toàn diện, tự do và xã hội đó hướng đến mục tiêu giải phóng con người. Về mặt Kinh tế, bản chất CNXH được Hồ Chí Minh nêu trong đặc điểm của chế độ sở hữu công cộng và phân phối theo nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin về CNXH, đó là: Làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có phúc lợi xã hội. Về mặt Chính trị, thì bản chất được thể hiện ở chế độ dân chủ, mọi ngời được phát triển toàn diện với tinh thần làm chủ.
    Hồ Chí Minh quan niệm về CNXH ở nước ta bằng cách nhấn mạnh mục tiêu vì lợi ích của Tổ quốc của nhân dân, là “ làm sao cho dân giàu nước mạnh”, “ là làm cho Tổ quốc giàu mạnh”, “ là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân”, là làm cho mọi người được ăn no, mặc ấm, được sung sướng, tự do,
    Hồ Chí Minh nêu CNXH ở Việt Nam trong ý thức, động lực của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Và ở đây, sức mạnh tổng hợp được sử dụng và phát huy đó là sức mạnh toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại.
     
Đang tải...