Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người. Trong đó, vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người.


    Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người. Trong đó, vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người. Tin ở dân, dựa vào dân, tổ chức và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy mọi năng lực của dân (ở từng cá nhân riêng lẻ và của cả cộng đồng), đó là tư tưởng được Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc cũng như xây dựng đất nước. Tư tưởng đó cũng chính là nội dung cơ bản ủa toàn bộ tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh.


    Đối với Hồ Chí Minh, con người vừa tồn tại vừa tư cách cá nhân, vừa là thành viên của gia đình và của cộng đồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phong phú. Người đã nêu một định nghĩa về con người: Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài ngườiQuan điểm đó thể hiện ở chỗ Người chưa bao giờ nhìn nhận con người một cách chung chung, trừu tượng. Khi bàn về chính sách xã hội, cũng như ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, Người luôn quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của con người với tư cách nhu cầu chính đáng. Đem lại lợi ích cho con người chính là tạo ra động lực vô cùng lớn lao cho sự nghiệp chung, vì nếu như những nhu cầu, lợi ích của mỗi cá nhân không được quan tâm thỏa đáng thì tính tích cực của họ sẽ không thể phát huy được. Trong khi phê phán một cách nghiêm khắc chủ nghĩa cá nhân, Người viết: Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là giày xéo lên lợi ích cá nhân. Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mìnhTrong quan điểm về thực hiện một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, theo Người, phải là một nền dân chủ chân chính, không hình thức, không cực đoan, trong đó mỗi con người cụ thể phải được đảm bảo những quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo hiến pháp và pháp luật. Con người, với tư cách là những cá nhân, không tồn tại biệt lập mà tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với cộng đồng dân tộc và với các loài người trên toàn thế giới.


    Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù bản thể luận có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa, mà được đề cập đến một cách cụ thể, đó là nhân dân Việt Nam, những con người lao động nghèo khổ bị áp bức cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc; là dân tộc Việt Nam đang bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân; và mở rộng hơn nữa là những người nô lệ mất nước và người cùng khổ. Lôgíc phát triển tư tưởng của Người là xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước để đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với chủ nghĩa quốc tế chân chính. Theo lôgíc phát triển tư tưởng ấy, khái niệm con người của Hồ Chí Minh tiếp cận với khái niệm giai cấp vô sản cách mạng. Người đề cập đến giai cấp vô sản cách mạng và sự thống nhất về lợi ích căn bản của giai cấp đó với các tầng lớp nhân dân lao động khác (đặc biệt là nông dân). Người nhận thức một cách sâu sắc rằng, chỉ có cuộc cách mạng duy nhất và tất yếu đạt tới được mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự nô dịch, áp bức. Toàn bộ các tư tưởng, lý luận (chiếm một khối lượng lớn trong các tác phẩm của Người) bàn về cách mạng (chiến lược giải pháp; bàn về người cách mạng và đạo đức cách mạng, về hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội; về rèn luyện và giáo dục con người v.v .) về thực chất chỉ là sự cụ thể hóa bằng thực tiễn tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh.
     

    Các file đính kèm:

    • a-.docx
      Kích thước:
      23.3 KB
      Xem:
      2
Đang tải...