Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí MInh về chiến lược con người vì con người tiếp the

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    o

    Trong tư tưởng của Người tỏa ra một nguyên lý của nền văn hóa mới,của nền đạo đức mới mà vẫn tôn trọng truyền thống: “Muốn cải tạo thế giới và cải tạo xã hội thì trước hết phải cải tạo bản thân chúng ta”. Người dùng tiếng nói truyền thống để khẳng định sâu sắc rằng: Muốn làm cách mạng thì trước hết phải cách mạng tấm lòng, muốn cải tạo xã hội thì trước hết phải cảo tạo bản thân. Trước tiên hãy tự mình tu thân, kế đó mới giáo hóa cấp dưới, sau nữa mới cảm hóa được nhân dân cùng hưởng ứng làm cách mạng (cách mạng tiên cách tâm; cải tạo xã hội tiên cải tạo tự kỷ; Tiên chi dĩ tự kỷ tu thân; Kế chi dĩ giáo hóa bộ thuộc; Kế chi dĩ cảm ứng dân chúng).

    Con đường cách mạng của Hồ Chí Minh là thực hiện cách mạng triệt để, đổi mới liên tục, đổi mới một cách toàn diện với phương châm: “cái xấu thì bỏ, cái chưa tốt thì làm cho tốt, cái gì tốt rồi thì làm cho tốt hơn nữa; và không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng xây mới hoàn toàn. Tính triệt để cách mạng của Hồ Chí Minh là ở chỗ: Khi đã có đường lối đúng, mục đích rõ ràng thì kiêm quyết phấn đấu đạt bằng được mục tiêu đã lựa chọn.

    Thực hiện đời sống mới cũng tức là tiến tới xây dựng một nền văn hóa mới, một nền đạo đức mới cho xã hội vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó chính là nền tảng,là gốc của chiến lược con người, vì con người do chủ tịch Hồ Chí Minh đề xướng và suốt cả cuộc đời Người đã thực hiện một cách nghiêm túc, trước sau như một.

    Đối với các hoạt động kinh tế, chiến lược con người , vì con người có mối quan hệ, trực tiếp và gián tiếp, hết sức chặt chẽ, vô cùng biện chứng. Bởi vì con người vừa làm chủ thể vừa là khách thể của các hoạt động kinh tế và thụ hưởng những kết quả của hoạt động kinh tế đem lại. Con người tham gia vào các quá trình kinh tế, lao động sản xuất ra những của cải vật chất và tinh thần bằng trí tuệ và sức lực. Thông qua lao động, con người tự hoàn thiện chính mình, giải phóng mình khỏi những ràng buộc, những phi lý của các lực lượng tự nhiên, cũng tức là tạo ra những giá trị cho chính mình, đưa mình trở thành con người xã hội. Đồng thời con người lại là lực lượng tiêu thụ những sản phẩm do mình sáng tạo ra. Tính hai mặt, sản xuất – tiêu thụ của con người trong xã hội luôn luôn đòi hỏi những chuẩn mực nhất định về đạo đức để duy trì quá trình
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...