Thạc Sĩ Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam h

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay
    Định dạng file word


    Luận văn dài 105 trang được chia thành 2 chương, 6 tiết.
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam xác định là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam" [11, tr.83], trong đó có vấn đề cán bộ. Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác cán bộ; Người coi "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"[43, tr.269], và "Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém"[43, tr.240].
    Kế thừa tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác cán bộ, luôn quan tâm xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức của mình; coi đó là lực lượng then chốt bảo đảm cho sự thành công của sự nghiệp cách mạng. Vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã được thể hiện rõ trong nhiều văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật của Nhà nước.
    Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) chỉ ra: "Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước vừa có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao vừa giác ngộ về chính trị, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy, công tâm, vừa có đạo đức liêm khiết khi thi hành công vụ"[10, tr.132]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII (1997) coi: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng"[16, tr.66]. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) khẳng định:
    Hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ, công chức, coi trọng cả năng lực và đạo đức; bảo đảm tính nghiêm túc, trung thực trong thi tuyển cán bộ, công chức. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, về đường lối, chính sách, về kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính nhà nước. Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức theo đúng chức năng, tiêu chuẩn. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, kịp thời thay thế những cán bộ, công chức yếu kém và thoái hóa. Tăng cường cán bộ cho cơ sở. Có chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ đối với cán bộ xã, phường, thị trấn [11, tr.135].
    Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) chỉ rõ: "Xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức thực sự là công bộc của nhân dân" [22, tr.125], và đưa ra giải pháp: "Đổi mới chính sách cán bộ và công tác quản lý cán bộ, xây dựng chế độ công vụ rõ ràng, minh bạch, đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực gắn với chế độ hưởng thụ thỏa đáng và công bằng" [22, tr.254]. Đặc biệt Bộ Chính trị khóa IX đã có Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-5-2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến 2020; trong đó có chỉ ra "xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức, cán bộ và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của cải cách hành chính nhà nước" và "ban hành luật về công chức, công vụ; xác định rõ cơ quan, công chức nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho từng loại cán bộ, công chức và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức".
    Những văn kiện đó của Đảng là cơ sở chính trị để Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật cụ thể, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cán bộ, công chức. Để thực hiện các nghị quyết đó của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 (sửa đổi năm 2000 và năm 2003) cùng hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành, Quyết định 136/2001/QĐ-TTg ngày 17-9-2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 đến 2010 . Những văn bản này tạo tiền đề pháp lý cho việc hình thành đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch vững mạnh, vừa hồng, vừa chuyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
    Từ những cơ sở chính trị và pháp lý kể trên, đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta ngày càng phát triển vững mạnh, có năng lực, trình độ và phẩm chất ngày càng được nâng cao, là công bộc của nhân dân, đáp ứng yêu cầu cơ bản của sự nghiệp đổi mới đất nước.
    Mặc dù vậy, cũng như tình trạng chung của hệ thống pháp luật mà Nghị quyết 48 của Bộ Chính trị đã chỉ ra là: "Nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống"; các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức và hoạt động công vụ trong những năm qua cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng "Không ít cán bộ, công chức vừa kém về đạo đức, phẩm chất, vừa yếu về năng lực, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ" [11, tr.78], rơi vào căn bệnh mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra là "tự tư tự lợi". Do đó cần thiết phải nghiên cứu, luận chứng để xây dựng, ban hành, tiến tới hoàn thiện hơn pháp luật cán bộ, công chức, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc hình thành đội ngũ cán bộ, công chức vừa có phẩm chất đạo đức, vừa có trình độ năng lực, bảo đảm vừa hồng vừa chuyên, thực sự là công bộc của nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
    Vì những lý do trên, tác giả chọn nội dung "Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận văn thạc sĩ Luật, chuyên ngành Lịch sử và Lý luận Nhà nước và Pháp luật tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ cán bộ, công chức là đòi hỏi khách quan cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Để bảo đảm điều đó trước hết phải tạo ra được cơ sở pháp lý bằng cách hoàn thiện chế định pháp luật cán bộ, công chức; Đảng và Nhà nước ta đã xác định cơ sở chính trị của tiến trình đó là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì thế trong những năm gần đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và nghiên cứu vấn đề hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức. Liên quan tới nội dung nghiên cứu của luận văn này có một số công trình sau:
    - Tác phẩm "Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do các tác giả Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên), Nhà xuất bản (Nxb) Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
    - Tác phẩm "Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ" của tác giả Bùi Đình Phong, Nxb Lao động, Hà Nội, 2002.
    - Tác phẩm "Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức" các tác giả Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
    - Luận án tiến sĩ Luật "Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về công chức nhà nước ở nước ta", tác giả Nguyễn Văn Tâm, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1997.
    - Luận văn Thạc sĩ Luật "Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và vận dụng trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam", tác giả Trần Nghị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002.
    - Luận văn Thạc sĩ Luật "Hoàn thiện pháp luật về công chức hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay", tác giả Phạm Minh Triết, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003.
    Ngoài ra còn nhiều bài viết đăng trên các tạp chí khoa học hoặc nhiều công trình, luận văn, luận án khác có đề cập ít nhiều tới vấn đề này.
    * Đánh giá chung: Các công trình, bài viết khoa học trên đề cập tới vấn đề hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức hoặc trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, công chức và đưa ra những giải pháp cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu gắn kết tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ với việc vận dụng để hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ; trong đó làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của cán bộ, tiêu chuẩn cán bộ, việc lựa chọn, huấn luyện và sử dụng cán bộ, chính sách đối với cán bộ; từ đó làm cơ sở luận giải cho việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay. Bên cạnh đó luận văn cũng nghiên cứu lý luận chung về cán bộ và tư tưởng cán bộ để làm cơ sở cho việc tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ.
    4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    * Mục đích của luận văn là phân tích, làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ, về tầm quan trọng của cán bộ, về tiêu chuẩn cán bộ, việc lựa chọn, huấn luyện và sử dụng cán bộ, chính sách đối với cán bộ, đề xuất quan điểm, giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay.
    * Luận văn có những nhiệm vụ sau đây:
    - Luận giải vấn đề lý luận chung về cán bộ và tư tưởng cán bộ.
    - Phân tích, làm rõ nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ.
    - Làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ.
    - Lý giải yêu cầu khách quan của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam.
    - Đề xuất quan điểm và giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    * Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, về nhà nước và pháp luật cũng như những quan điểm về vấn đề này trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít và các phương pháp cụ thể như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê.
    6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
    - Luận văn trình bày một cách tương đối có hệ thống nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ; những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ, về tiêu chuẩn cán bộ, về lựa chọn, huấn luyện và sử dụng cán bộ, về chính sách đối với cán bộ. Thông qua những phân tích đó, luận văn góp phần khẳng định cùng với lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ đóng vai trò nền tảng trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay.
    - Luận văn chỉ ra yêu cầu khách quan của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay.
    - Luận văn đề xuất quan điểm và giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay.
    7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    Từ kết quả mà luận văn đạt được, có thể thấy một số ý nghĩa sau đây:
    - Góp phần làm sáng tỏ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ.
    - Góp phần vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ để hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
    - Có thể sử dụng luận văn làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy về tư tưởng Hồ Chí Minh, về vấn đề hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay.
    - Có thể sử dụng luận văn làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy về
    tư tưởng Hồ Chí Minh, về vấn đề hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta
    hiện nay.
    8. Kết cấu của luận văn
    Luận văn này, ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham
    khảo, được chia thành 2 chương, 6 tiết.


    Danh mục tài liệu tham khảo
    1.Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Chỉ thị số 23-CT/TW
    ngày 27/3/2003 về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ
    Chí Minh trong giai đoạn mới.
    2.Lương Gia Ban (2004), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về trọng dụng nhân tài và vấn đề
    trọng dụng nhân tài trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí
    Khoa học xã hội, (4), tr.27-30.
    3.Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ - Viện Khoa học Tổ chức nhà nước (1998), Đạo
    đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí
    Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    4.Trường Chinh (1991), Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam, Nxb Thông
    tin lý luận, Hà Nội.
    5.Phạm Hồng Chương (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh và một số vấn đề cơ bản của
    cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    6.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội
    đến năm 2000, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    7.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên
    CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    8.Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V,
    Nxb Sự thật, Hà Nội.
    9.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
    Nxb Sự thật, Hà Nội.
    10.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
    VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    11.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    12.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    13.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính
    trị quốc gia, Hà Nội.
    14.Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành
    Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    15.Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành
    Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    16.Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 ban chấp hành
    Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    17.Nguyễn Trọng Điều (2005), "Về đánh giá, quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh
    đạo, quản lý hiện nay", Tạp chí Cộng sản, (20), tr.12-16.
    18.Phạm Văn Đồng (1998), Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    19.Võ Nguyên Giáp (chủ biên) (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách
    mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    20.Lê Kim Hải (2004), "Tìm hiểu quan điểm Hồ Chí Minh về giáo dục cán bộ, công
    chức", Tạp chí Quản lý nhà nước, (5), tr.30-32,37.
    21.Nguyễn Ngọc Hiến (2003), "Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao chất lượng
    đào tạo nguồn nhân lực", Tạp chí Quản lý nhà nước, (5), tr.2-6.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...