Tiểu Luận Tư tưởng HCM về con người và vai trò của con người <tư tưởng>

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tư tưởng HCM về con người và vai trò của con người <tư tưởng>

    Mục lục

    Trang

    Lời nói đầu 2

    Chương I. Lý luận chung về con người 3

    1.Quan điểm của các nhà triết học trước Mác về con người 3

    2.Quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người 5

    2.1.Con người là một thực thể sinh học xã hội 5

    2.2.Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội 5

    2.3. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội 7

    2.4. Quan hệ giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ 9

    Chương II. Vai trò của con người 10

    1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vai trò của con người 10

    2. Vai trò của con người Việt Nam hiện nay 12

    2.1. Mặt tích cực của con người Việt Nam 15

    2.2. Hạn chế của con người Việt Nam 16

    2.3. Giải pháp phát triển con người Việt Nam trong thời đại mới 17

    2.3.1. Khai thác hợp lý và có hiệu quả nguồn lực con ng¬ười 17

    2.3.2. Đào tạo trước đòi hỏi của kinh tế tri thức 18

    2.3.3. Cải cách giáo dục để đẩy nhanh công nghiệp hóa,

    hiện đại hóa đất nước 20

    Kết luận 22

    Tài liệu tham khảo 24




    Lời nói đầu

    Việt Nam tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội từ nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ, ruộng đất canh tác bình quân đầu người thấp, tài nguyên khoáng sản tuy đa dạng phong phú, song trữ lượng không lớn như nhiều nước khác, cơ sở vật chất – kỹ thuật còn nghèo, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, đang đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế, khoa học, kỹ thuật so với các nước phát triển. Vì vậy, nền kinh tế muốn phát triển nhanh, mạnh và bền vững, thì phải phát huy tốt mọi nguồn lực, nhưng quan trọng nhất là phải biết phát huy nguồn lực con người.

    Ngày nay, nhiều nước đang tiến vào làn sóng văn minh mới, với nền sản xuất hiện đại, khoa học, kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Nhiều nước cách đây mấy chục năm có điểm xuất phát thấp hơn Việt Nam, nhưng họ đã phát triển nhanh chóng nhờ có chiến lược phù hợp, có những chính sách khôn ngoan, năng động. Nhiều quốc gia vốn cũng nghèo về tài nguyên khoáng sản, nhưng nhờ biết phát huy yếu tố con người, đặt con người ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, nên đã vươn lên đuổi kịp và vượt các nước khác.

    Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay, đảng ta xác định nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ hàng đầu thì vai trò của con người là quan trọng nhất. Con người là chủ thể sáng tạo của lịch sử. Trong CMXHCN con người là yếu tố quyết định vừa là điểm xuất phát vừa là mục đích của một chính sách kinh tế – xã hội. Xây dựng xã hội chủ nghĩa là xây dựng một xã hội mà ở đó có đủ những điều kiện vật chất và tinh thần.

    Trên cơ sở vận dụng khoa học và sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin về con người tại hội nghị lần thứ tư của ban chấp hành trung ương khoá VII, Đảng ta đã đề ra và thông qua nghị quyết về việc phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách là “động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”. Đó là “con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...