Tiểu Luận Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử với việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU



    1. Lý do chọn đề tài

    Từ xưa đến nay, con người luôn là vấn đề cốt lõi, vấn đề thiết yếu của lịch

    sử tư tưởng nói chung và của triết học nói riêng. Việc nghiên cứu tư tưởng về

    con người trong lịch sử để tìm ra những hạn chế và giá trị tích cực, từ đó góp

    phần vào việc xây dựng con người hiện tại và tương lai.

    Trong công cuộc đổi mới ở nước ta, Đảng ta xác định con người là một

    trong những nhân tố quyết định hàng đầu tới sự phát triển của đất nước. Con

    người mới mà hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta đang quyết tâm xây dựng là con

    người phát triển toàn diện về mọi mặt: thể chất, trí tuệ, đạo đức, Quán triệt tư

    tưởng trên, Nhà nước và nhân dân ta đã tập trung huy động toàn bộ lực lượng xã

    hội tham gia vào nhiệm vụ xây dựng con người mới, trong đó có việc tiếp thu

    các giá trị truyền thống tốt đẹp và tinh hoa văn hóa nhân loại. Một trong những

    tư tưởng quý báu trong kho tàng nhân loại, thấm đẫm truyền thống phương

    Đông, có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành con người Việt Nam thời

    phong kiến chính là tư tưởng giáo dục của Khổng Tử.

    Khổng học là một học thuyết chính trị- xã hội luôn lấy đức làm trọng, là

    công cụ quản lý xã hội của giai cấp thống trị Trung Quốc. Với rất nhiều giáo lý

    phù hợp với xã hội Việt Nam, Khổng học từng bước được giai cấp thống trị Việt

    Nam tiếp nhận và đề cao, đặc biệt trong quản lý đất nước, đào tạo con người.

    Thời gian vừa qua, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong

    việc xây dựng và phát triển con người, bên cạnh đó còn bộc lộ nhiều hạn chế

    đáng lo ngại. Chẳng hạn, sự yếu kém về thể chất; sự tụt hậu về tri thức, khoa học

    công nghệ; đặc biệt là sự tha hóa đạo đức, lối sống, Những hạn chế này có

    nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có nguyên nhân từ việc chúng ta quá đề cao

    và hướng theo các giá trị hiện đại, mà bỏ quên hay kế thừa chưa hiệu quả các giá

    trị truyền thống, cũng như các tinh hóa văn hóa nhân loại, trong đó có tư tưởng

    giáo dục của Khổng Tử. Nếu chúng ta biết kế thừa có chọn lọc những nhân tố có

    giá trị trong tư tưởng giáo dụnc của Khổng Tử thì sẽ có được nhiều bài học kinh

    nghiệm quý giá, góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra trong xây dựng con

    người mới hiện nay. Từ ý nghĩa đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Tư tưởng giáo

    dục của Khổng Tử với việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay” làm

    tiểu luận của mình.

    3. Mục đích, nhiệm vụ của tiểu luận

    * Mục đích Tiểu luận là làm rõ tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, đồng

    thời làm rõ ý nghĩa của nó trong việc xây dựng con người mới ở nước ta.

    * Để thực hiện được mục đích trên, Tiểu luận thực hiện một số nhiệm vụ:

    Trình bày và phân tích có hệ thống nội dung cơ bản trong tư tưởng giáo dục của

    Khổng Tử; Nêu ý nghĩa giáo dục tư tưởng của Khổng Tử với việc xây dựng con

    người ở nước ta hiện nay.

    4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

    Trong Tiểu luận này, tôi chỉ đề cập đến tư tưởng giáo dục của Khổng Tử; vai

    trò của những tư tưởng này trong việc xây dựng con người mới ở nước ta.

    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

    - Tiểu luận thực hiện trên cơ sở các tác phẩm của Khổng Tử; một số tác

    phẩm và và công trình nghiên cứu tiêu biểu về Khổng Tử; nhiều công trình nghiên

    cứu về xây dựng con người mới ở nước ta. Tuận văn dựa trên quan điểm chủ

    nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt

    Nam về con người và về chiến lược xây dựng và phát triển con người

    - Tiểu luận dựa vào phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, đồng thời

    sử dụng các phương pháp lịch sử và logic, phương pháp phân tích và tổng hợp,

    phương pháp so sánh, phương pháp thống kê

    6. Đóng góp mới về khoa học của Tiểu luận

    - Luận văn trình bày tương đối có hệ thống và đánh giá khách quan những tư

    tưởng giáo dục của Khổng Tử, để trên cơ sở đó góp phần làm rõ hơn ý nghĩa của

    những tư tưởng này đối với việc xây dựng con người ở nước ta hiện nay.




    CHÚ THÍCH : TÀI LIỆU TRÊN GỒM FILE PDF + WORD
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...