Thạc Sĩ Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử với việc xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử với việc xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử với việc xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay
    Định dạng file word


    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ 7
    Cơ sở hình thành tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
    Nội dung cơ bản trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
    Những giá trị và hạn chế trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử
    Chương 2: Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG
    TỬ VỚI VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI Ở NƯỚC
    TA HIỆN NAY 53
    Một số vấn đề xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay
    Sự cần thiết khách quan của việc kế thừa các giá trị truyền thống
    trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay
    Những giá trị trong tư tưởng giáo dục của Khổng tử với việc xây
    dựng con người mới ở nước ta hiện nay
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Từ xưa đến nay, việc tìm hiểu bản chất, vai trò của con người luôn là một vấn đề
    trung tâm trong lịch sử tư tưởng nói chung và lịch sử triết học nói riêng, trong đó có triết
    học Trung Quốc cổ đại. Khác với con người trong triết học phương Tây, con người trong
    triết học Trung Quốc cổ đại thường được tìm hiểu dưới góc độ chính trị, xã hội. Các nhà
    triết học Trung Quốc cổ đại thường đi vào nghiên cứu số phận của con người và con
    đường giải phóng, phát triển cho con người. Với những tư tưởng đó, triết học phương
    Đông để lại cho nhân loại nhiều bài học quý giá về xây dựng và phát triển con người.
    Tiểu biểu cho những đặc trưng và giá trị đó trong triết học Trung Quốc là học thuyết triết
    học của Khổng Tử.
    Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, rất nhiều vấn đề đang được đặt ra,
    trong đó quan trọng nhất là vấn đề xây dựng và phát triển con người. Bởi, con người
    không chỉ là mục tiêu và động lực của sự nghiệp đổi mới mà hơn nữa, con người còn là
    chủ thể của sự nghiệp đó. Chính vì vậy, Đảng ta khẳng định, con người là nguồn lực quan
    trọng nhất của cách mạng Việt Nam, là yếu tố giữ vai trò quyết định sự thành bại của sự
    nghiệp đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Văn kiện Đại hội
    đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: "Lấy việc phát huy nguồn lực
    con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững" [27, tr.85]. Đến Đại
    hội lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Con người và nguồn lực là nhân tố quyết
    định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá " [28, tr.201]. Tuy
    nhiên, con người, với tư cách là chủ thể của sự nghiệp đổi mới, không phải là con người
    chung chung, mà chính là con người mới phát triển toàn diện. Những đặc trưng của con
    người mới trong giai đoạn hiện nay được Đảng ta chỉ ra là “con người có ý thức làm chủ, ý
    thức trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khoẻ và lao động giỏi; sống có văn hoá và tình
    nghĩa; giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính” [30, tr.322-323]. Đó là những
    đức tính cần thiết và phù hợp với yêu cầu khách quan của đất nước trong giai đoạn hiện
    nay.
    Xây dựng con người mới là nhiệm vụ có ý nghĩa hết sức to lớn, tuy nhiên, trong
    thời gian qua, sự nghiệp xây dựng con người mới ở nước ta, bên cạnh những thành tựu đã
    đạt được, vẫn đang bộc lộ nhiều hạn chế. Trong đó, hạn chế lớn nhất là sự suy thoái đạo
    đức của một bộ phận không nhỏ nhân dân và sự khủng hoảng của hệ thống giáo dục. Đây
    là hai yếu tố quan trọng nhất trong xây dựng con người mới. Nếu đạo đức là cái gốc của
    con người mới thì giáo dục là phương tiện quan trọng nhất để xây dựng con người mới.
    Ở nước ta, Khổng học có lịch sử tồn tại hàng nghìn năm. Là một học thuyết
    chính trị - đạo đức, lấy con người làm trung tâm, Khổng học đã đáp ứng được yêu cầu
    xây dựng Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền và đã trở thành hệ tư tưởng của
    giai cấp phong kiến Việt Nam trong nhiều thế kỷ. Với vị trí đó, Khổng học đã len lỏi vào
    mọi lĩnh vực đời sống xã hội, từ tư tưởng chính trị đến đạo đức, từ kinh tế cho đến văn hoá,
    giáo dục biểu hiện tập trung trong nhân cách con người . Vì lẽ đó, có thể nói dấu ấn của tư
    tưởng Khổng học ở con người Việt Nam là sâu sắc, biểu hiện qua thế giới quan, nhân sinh
    quan, phong tục tập quán . Ở góc độ nào đó, Khổng học là bộ phận của truyền thống,
    thậm chí là một trong những cốt lõi của truyền thống.
    Trong những tư tưởng của Khổng học có ảnh hưởng lớn tới con người và xã hội
    Việt Nam, thì tư tưởng giáo dục có vị trí rất quan trọng. Giá trị trong tư tưởng giáo dục
    của Khổng Tử là ông đã đề cao vai trò của giáo dục và yếu tố đạo đức đối với việc xây
    dựng và phát triển con người. Dưới tác động của tư tưởng giáo dục của Khổng học, chế
    độ phong kiến ở nước ta đã đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước, góp phần củng cố,
    vun trồng đạo lý, gia phong Việt Nam. Mặc dù một số nội dung không còn phù hợp với
    điều kiện nước ta hiện nay nhưng tư tưởng giáo dục của Khổng Tử vẫn còn nhiều ý nghĩa
    cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với việc xây dựng con người mới .
    Từ vai trò và thực trạng của con người mới, cũng như những giá trị to lớn trong tư
    tưởng giáo dục của Khổng Tử, tôi quyết định chọn đề tài: “Tư tưởng giáo dục của
    Khổng Tử với việc xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay” làm luận văn thạc sĩ
    của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Tư tưởng của Khổng Tử về giáo dục con người, cũng như vấn đề xây dựng con
    người mới đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu.
    Các công trình nghiên cứu về tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, hiện có một số tác
    phẩm như: Khổng học đăng của Sào Nam, Nxb Văn hoá thông tin; Khổng Tử của
    Nguyễn Hiến Lê, Nxb Văn hoá thông tin; Nhà giáo họ Khổng của Nguyễn Hiến Lê, Nxb
    Tp Hồ Chí Minh; hay Khổng Tử của Lý Tường Hải, Nxb Văn Học; Các công trình này
    về cơ bản đã đề cập khá đầy đủ những nội dung trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử.
    Tuy nhiên, những công trình trên chưa tập trung đi sâu nghiên cứu tư tưởng giáo dục mà
    chỉ xem xét nó như một bộ phận cấu thành của hệ thống triết học của Khổng Tử. Bên
    cạnh những tác phẩm đi vào nghiên cứu về Khổng Tử ở trên, còn có rất nhiều tác phẩm
    khác cũng đề cập đến tư tưởng giáo dục của Khổng Tử như: Nho giáo của Trần Trọng Kim,
    Nxb Văn học; Bàn về đạo Nho của Nguyễn Khắc Viện, Nxb Thế giới; Nho học ở Việt Nam
    giáo dục và thi cử của Nguyễn Thế Long, Nxb giáo dục; Hầu hết các công trình này cũng
    đã đề cập đến các nội dung cơ bản trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử. Tuy nhiên, những
    nghiên cứu này cũng chỉ xem xét tư tưởng giáo dục của Khổng Tử như là một bộ phận cấu
    thành trong tư tưởng giáo dục của Nho giáo, và là giai đoạn trong sự phát triển hàng ngàn
    năm của giáo dục Nho giáo, do đó, không có điều kiện đi vào nghiên cứu một cách đầy đủ và
    sâu sắc. Ngoài ra còn có rất nhiều bào báo, tạp chí nghiên cứu về tư tưởng giáo dục của
    Khổng Tử, nhưng trong phạm vi hạn hẹp của một bài báo không cho phép những công trình
    đó đi sâu vào toàn bộ nội dung của tư tưởng giáo dục mà chỉ tập trung bàn luận đến một
    phần nào đó của tư tưởng đó như đối tượng giáo dục, phương pháp giáo dục,
    Về mảng nghiên cứu ý nghĩa của tư tưởng giáo dục của Khổng Tử đối với việc
    xây dựng con người ở nước ta hiện nay, cũng được nhiều tác giả nghiên cứu như cuốn
    Quan niệm của Nho giáo về giáo dục con người của hai tác giả Nguyễn Thị Nga và Hồ
    Trọng Hoài. Trong đó, hai tác giả cũng đã có sự phân tích, trình bày và đánh giá những tư
    tưởng cơ bản của Nho giáo về con người và đào tạo con người, từ đó phân tích những
    ảnh hưởng của Nho giáo đối với việc giáo dục con người Việt Nam trong lịch sử và trong
    sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. Trong công trình này, hai
    tác giả chỉ đề cập đến tư tưởng giáo dục của Nho giáo và ảnh hưởng của Nho giáo nói
    chung mà chưa đi sâu phân tích tư tưởng giáo dục của Khổng Tử và ảnh hưởng của nó
    đối với con người Việt Nam hiện nay. Bên cạnh công trình này, cũng có nhiều bài viết
    của nhiều tác giả đăng trên các tạp chí như: Về ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam của
    Lê Ngọc Anh đăng trên Tạp chí Triết học, số 3, năm 1999; Nho giáo với vấn đề phát
    triển kinh tế và hoàn thiện con người của Nguyễn Thanh Bình đăng trên Tạp chí Giáo
    dục lý luận, số 5, năm 2000; Khổng giáo với vấn đề hiện đại hoá xã hội của Lê Thanh
    Sinh đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội, số 1, năm 2003, Ngoài ra, các công trình nghiên
    cứu về xây dựng con người mới có thể kể tới cuốn Về xây dựng con người mới của Nguyễn
    Huy Hoan; Về phát triển toàn diện con người trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đạo hoá
    của Phạm Minh Hạc; Tuy nhiên, các công trình trên đây mới chỉ nghiên cứu một cách
    khái lược về ý nghĩa của tư tưởng giáo dục của Khổng Tử đối với sự phát triển đất nước nói
    chung, hay đi vào từng mảng riêng như văn hoá, giáo dục, mà chưa đi sâu phân tích ý
    nghĩa, giá trị trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử đối với việc xây dựng con người mới ở
    nước ta hiện nay.
    Như vậy, hiện đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng giáo dục của
    Khổng Tử, cũng như việc xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay. Song, cho đến nay,
    còn rất ít những nghiên cứu chuyên sâu, hay trong phạm vi một luận văn thạc sĩ về đề tài
    vận dụng tư tưởng giáo dục của Khổng Tử vào việc xây dựng con người, đặc biệt là xây
    dựng con người mới ở nước ta hiện nay. Chính vì vậy, đây là nội dung chủ yếu mà tôi tập
    trung bàn luận trong luận văn thạc sĩ chuyên ngành Triết học của mình.
    3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
    * Mục đích của luận văn đi vào làm rõ những nội dung chủ yếu trong tư tưởng giáo
    dục của Khổng Tử , từ đó làm rõ ý nghĩa của nó trong việc xây dựng con người mới ở nước
    ta hiện nay.
    * Để thực hiện được mục đích trên, luận văn đi vào thực hiện một số nhiệm vụ
    sau:
    - Trình bày và phân tích có hệ thống những nội dung cơ bản trong tư tưởng giáo
    dục của Khổng Tử;
    - Làm rõ ý nghĩa của tư tưởng giáo dục của Khổng Tử đối với việc xây dựng con
    người mới ở nước ta hiện nay.
    4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của luận văn
    - Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử và xây dựng con người
    mới ở nước ta hiện nay.
    - Phạm vi nghiên cứu: Những nội dung chủ yếu trong nội dung tư tưởng giáo dục
    của Khổng Tử và vai trò của nó đối với việc xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    - Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
    Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về con người mới và về chiến
    lược xây dựng con người mới.
    - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin, đồng thời luận văn còn sử dụng các phương pháp lịch sử và logic, phương pháp phân
    tích và tổng hợp, phương pháp so sánh,
    6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
    - Luận văn trình bày tương đối có hệ thống và đánh giá khách quan những tư tưởng
    giáo dục của Khổng Tử, để trên cơ sở đó góp phần làm rõ hơn ý nghĩa của những tư tưởng
    này đối với việc xây dựng con người ở nước ta hiện nay.
    7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy về tư tưởng
    Khổng Tử; cũng như làm tài liệu tham khảo trong một số nghiên cứu về xây dựng con
    người mới ở nước ta hiện nay.
    8. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2
    chương, 6 tiết.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Lê Ngọc Anh (1999), “Về ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam”. Triết học, (3).
    2. Nguyễn Ngọc Ánh (2009), “Khổng Tử và Hồ Chí Minh: những tương đồng và khác
    biệt trong tư tưởng đạo đức”, Triết học, (4).
    3.
    4.
    5.
    6.
    7.
    8.
    9.
    Ban Khoa giáo Trung ương (2002), Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới, Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Ban Tư tưởng văn hoá - Trung ương (2004), Tài liệu nghiên cứu kết luận Hội nghị
    lần thứ X, Ban chấp hành trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    Nguyễn Thanh Bình (2000), “Nho giáo với vấn đề phát triển kinh tế và hoàn thiện
    con người”, Giáo dục lý luận, (5).
    Nguyễn Thanh Bình (2001), “Đôi điều suy nghĩ về đối tượng giáo dục giáo hoá của
    Nho giáo”, Giáo dục lý luận, (10).
    Nguyễn Ngọc Bảo (1997), “Bước đầu suy nghĩ về tư tưởng Hồ Chí Minh về học đi đôi với
    hành, lý luận đi đôi với thực tế”, Nghiên cứu giáo dục, (5).
    Phan Văn Các (dịch chú) (2002), Luận Ngữ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê (2004), Đại cương triết học Trung Quốc, tập 1, Nxb Thanh
    niên, Hà Nội.
    10. Doãn Chính (chủ biên) (2004), Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc, Nxb Chính
    trị quốc gia, Hà Nội.
    11. Trịnh Doãn Chính (2005), Triết lý Phương Đông giá trị và bài học lịch sử, Nxb,
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    12. Doãn Chính (chủ biên), Vũ Tình, Trương Văn Chung, Nguyễn Thế Nghĩa (2003),
    Đại cương lịch sử triết học Phương Đông cổ đại, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
    13. Nguyễn Trọng Chuẩn - Phạm Văn Đức - Hồ Sỹ Quý (chủ biên) (2002), Tìm hiểu giá
    trị văn hoá truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    14. Đại Doãn (1999), Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
    Nội.
    15. Đinh Xuân Dũng (chủ biên) (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Ban Tư
    tưởng - Văn hoá Trung ương, Hà Nội.
    16. Dương Ngọc Dũng, Lê Anh Minh (2003), Triết giáo Đông Phương, Nxb Đại học
    quốc gia Tp.Hồ Chí Minh.
    17. Lê Duẩn (1984), Về xây dựng nền văn hoá mới con người mới xã hội chủ nghĩa, Nxb
    Sự Thật, Hà Nội.
    18. Đại học - Trung Dung (1950), Nxb Trí đức, Sài Gòn, (Đoàn trung còn dịch).
    19. Phạm Văn Đồng (1999), Về vấn đề giáo dục - đào tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
    Nội.
    20. Đảng Lao động Việt Nam (1977), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương
    Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành
    Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành
    Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành
    Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành
    Trung ương khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
    Nxb Sự thật, Hà Nội.
    26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia,
    Hà Nội.
    31. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb
    Tp.Hồ Chí Minh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...