Tiểu Luận Tư tưởng đoàn kết trong tác phẩm Nên học sử ta của Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài.
    Đại đoàn kết dân tộc là một trong những yếu tố cốt lõi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trong bất kì hoàn cảnh nào thì đại đoàn kết dân tộc luôn tạo sự tin tưởng vững chắc cho Đảng và Nhà nước khi vạch ra những hướng đi mới, mang lại nhiều thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm đó trong hệ thống tư tưởng của Người.
    Trong thực tế, Người cũng đã khẳng định tinh thần đoàn kết dân tộc là vô cùng quan trọng được thể hiện qua tác phẩm “Nên học sử ta” (1942): toàn dân đoàn kết thì nước ta độc lập tự do, trái lại nếu dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lược. Chính vì vậy việc tìm hiểu và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là rất cần thiết. Từ đó phát huy tinh thần, vận dụng tư tưởng góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp văn minh.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
    Về đại đoàn kết dân tộc, Đảng và Nhà nước cũng như các tầng lớp nhân dân luân chú trọng quan tâm không chỉ ở thời nay mà còn được nghiên cứu, học tập từ trong lịch sử nước nhà. Ta có thể thấy điều đó qua bài viết “Đại đoàn kết dân tộc – cội nguồn sức mạnh của chúng ta” của Võ Văn Kiệt, “Bài học về Đại đoàn kết dân tộc triều Lý – Trần” của nhà văn Đắc Trung hay bài tham luận “Phát huy sức mạnh Đại đoàn kết dân tộc để xây dựng và bảo vệ tổ quốc” của Huỳnh Đảm (Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTW Mặt trận tổ quốc Việt Nam) trong đại hội XI của Đảng cộng sản Việt Nam (2011).
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
    Đề tài nghiên cứu vai trò, nội dung và hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời nghiên cứu vai trò và ý nghĩa của đoàn kết dân tộc được nêu trong tác phẩm “Nên học sử ta” của Người.
    4. Ý nghĩa.
    Về lý luận: Đại đoàn kết dân tộc có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng cũng như thuận lợi cho việc lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta trong mọi giai đoạn.
    Về thực tiễn: Đại đoàn kết dân tộc đã trở thành chiến lược cách mạng, trở thành sức mạnh vật chất. Toàn dân tộc đã được tập hợp, tổ chức thành “Mặt trận dân tộc thống nhất” theo chủ trương của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta năm 1960.

    5. Kết cấu của đề tài.
    I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
    II. Tư tưởng đoàn kết trong tác phẩm “Nên học sử ta” của Hồ Chí Minh.
     
Đang tải...