Tiểu Luận Tư tưởng của Lênin về CNTB nhà nước trong tác phẩm: Bàn về thuế lương thực. Vận dụng tư tưởng này ở

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    ​A. LỜI MỞ ĐẦU
    B. PHẦN NỘI DUNG
    PHẦN I LÝ LUẬN CỦA LÊNIN VỀ CNTB NHÀ NƯỚC.
    1. Khái niệm và bản chất của CNTB nhà nước.
    2. Vai trò - tác dụng của CNTBNN
    3. Các hình thức biểu hiện của CNTBNN.

    PHẦN II VẬN DỤNG LÝ LUẬN CỦA LÊNIN VỀ CNTB NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM.
    1. Việt nam trước đổi mới.
    2. Quá trình nhận thức và vận dụng lý luận về chủ nghĩa tư bản nhà nước qua các kỳ đại hội
    C. KẾT LUẬN
    D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

    B. PHẦN NỘI DUNG

    PHẦN I LÝ LUẬN CỦA LÊNIN VỀ CNTB NHÀ NƯỚC.

    1. Khái niệm và bản chất của CNTB nhà nước.
    * Khái niệm: "Chủ nghĩa tư bản nhà nước là một thứ Chủ nghĩa tư bản mà chúng ta có thể hạn chế, có thể quy định giới hạn, Chủ nghĩa tư bản nhà nước đó gắn liền với nhà nước, mà nhà nước chính là công nhân, chính là bộ phận tiên tiến của công nhân, là đội tiên phong, là chúng ta"
    "Chủ nghĩa tư bản nhà nước là sự giám sát của nhà nước đối với chủ nghiệp và thương nhân, những người hoạt động trong hợp tác xã tư sản"
    Theo Lênin, "CNTB nhà nước là xấu so với CNXH. CNTB là tốt so với thời trung cổ, với nền tiểu sản xuất, với chủ nghĩa quan liêu do tình trạng phân tán của những người tiểu sản xuất tạo nên. Vì chúng ta chưa có điều kiện để chuyển trực tiếp từ nền tiểu sản xuất lên chủ nghĩa xã hội, bởi vậy, trong một mức độ nào đó, CNTB là không thể tránh khỏi, nó là sản vật tự nhiên của nền tiểu sản xuất và trao đổi, bởi vậy, chúng ta phải lợi dụng CNTB (nhất là bằng cách hướng nó vào con đường CNTB nhà nước) là mắt xích trung gian giữa nền tiểu sản xuất và CNXH, làm phương tiện, con đường, phương pháp, phương thức để tăng lực lượng sản xuất lên".
    CNTB nhà nước hiện đại hơn rất nhiều so với nền kinh tế của các nước tiểu nông đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Lênin khẳng định: "CNTB nhà nước dưới quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản và chính Đảng của nó là ngưỡng cửa CNXH, là điều kiện thắng lợi chắc chắn của CNXH" . Như vậy CNTB nhà nước mà Lênin đề cập đến là một kiểu tư bản có nghĩa vụ thực hiện các mục tiêu của giai cấp vô sản đề ra, là công cụ để nhà nước vô sản thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình là chuẩn bị tiền đề vật chất cho CNXH. Lênin phân tích bản chất của CNTB nhà nước dưới chế độ Xô Viết là sự kết hợp giữa kỹ thuật hiện đại của CNTB với nhà nước vô sản, từ đó đi lên CNXH. Nhà nước vô sản không đại diện cho giai cấp tư sản, mà đại diện cho giai cấp vô sản, giai cấp công nhân, là đại biểu cho lực lượng sản xuất tiến bộ. Nhà nước Xô Viết là nhà nước Chuyên chính vô sản, đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân nó khác về bản chất so với nhà nước Chuyên chính tư sản. Trong các nước tư bản nhà nước là của giai cấp tư sản, do đó sở hữu nhà nước trong xã hội tư bản chính là sở hữu của giai cấp tư sản. Còn trong nhà nước XHCN, nhà nước là sở hữu công cộng, tập thể của nhân dân lao động. chính vì vậy CNTB nhà nước ở nước Nga Xô Viết so với các nước TB. CNTBNN ở nước Nga phản ánh mối quan hệ của giai cấp công nhân với các nhà TB, chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Lênin khẳng định: "CNTBNN là sự giám sát của nhà nước đối với chủ xí nghiệp và thương nhân, những người hoạt động trong HTX sản xuất". Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở một đất nước mà giai cấp vô sản nắm chính quyền thì CNTBNN là thứ chủ nghĩa tư bản chịu sự kiểm kê, kiểm soát của nhà nước vô sản, là hệ thống các quan hệ kinh tế khách quan giữa nhà nước vô sản với các nhà nước tư bản trong và ngoài nước. Nó là CNTB được dung nạp, được phát triển trong một giai đoạn nhất định. Giới hạn đó do nhà nước vô sản ấn định và được điều chính theo những mục tiêu của nhà nước vô sản, phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...