Luận Văn Tư tưởng của C.Mác-Angghen về thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNCS

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tư tưởng của C.Mác-Angghen về thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNCS

    A. PHẦN MỞ ĐẦU.
    Chủ nghĩa xã hội không phải là một sự xuất hiện tự nhiên từ một đầu óc thiên tài nào, mà xuất hiện từ hiện thực khách quan của đời sống xã hội, từ quá trình đấu tranh giai cấp.
    Khi nghiên cứu quá trình phát triển của xã hội loài người C.Mác rút ra kết luận: Quá trình phát triển của xã hội loài người là quá trình lịch sử tự nhiên. Nghĩa là nó có quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong. Bởi vì do sự tác động của quy luật kinh tế Chính các cuộc cách mạng xã hội đã làm cho xã hội loài người chuyển từ xã hội thấp lên xã hội cao hơn.
    C.Mác và Ph.Angghen không những chỉ ra tính tất yếu khách quan sự ra đời của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa, mà còn chỉ ra rằng: CNTB lên chủ nghĩa cộng sản tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ. Đây là thời kỳ cải biến cách mạng toàn diện từ lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất, từ cơ sở kinh tế đến kiến trúc thượng tầng, để xoá bỏ pháp quyền tư sản và hoàn thiện các đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản.
    Hai ông đã dùng khái niệm chủ nghĩa cộng sản, coi đây là một phương thức sản xuất phát triển cao hơn, tốt đẹp hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sau này CNXH được coi là giai đoạn thấp của chủ nghĩa công sản.


    B. PHẦN NỘI DUNG.
    I. Tư tưởng của C.Mác-Angghen về thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNCS và về phương thức sản xuất trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gô ta”.
    Phân tích các quy luật phát triển của xã hội tư bản chủ nghĩa, C.Mác cùng với Angghen đã rút ra kết luận về sự diệt vong tất yếu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự thay thế nó bằng phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Hai ông; trước hết, chỉ rõ sự tiến bộ lịch sử của chế độ tư bản, vai trò cực kỳ to lớn của nó trong việc phát triển sức sản xuất và xã hội hoá lao động; mặt khác, cũng chỉ ra giới hạn, tạm thời về mặt lịch sử của chế độ đó. C.Mác-Angghen đã dự báo rằng: “ Sự tập trung tư liệu sản xuất, và xã hội hoá lao động đạt đến cái điểm mà chúng ta không còn thích hợp vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng nữa. Cái vỏ đó vỡ tung ra. Giờ tận số của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đã điểm. Nhưng kẻ đi tước đoạt bị tước đoạt”.
    C.Mác-Ăngghen: 1059/23 Nhưng cái vỏ đó không tự nó vỡ tung ra mà phải thông qua cuộc cách mạng bắt đầu băng việc giai cấp vô sản dẫn đầu quần chúng lao động nội dậy giành lấy chính quyền. C.Mác viết: “ Cách mạng nói chung-lật độ chính quyền hiện có và phá huỷ những quan hệ cũ là một hành vi chính trị. Nhưng CNXH không thể được thực hiện mà không có cách mạng. Chủ nghĩa xã hội cần đến hành vi chính trị này bởi lẽ nó cần tiêu diệt và phá huỷ cái cũ”.
    C.Mác-Ăngghen: 616/1
    C.Mác chỉ ra rằng: “Giai cấp công nhân biết rằng nó phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau của cuộc đấu tranh giai cấp. Nó biết rằng việc thay thế những điều kiện của lao động tự do và liên hợp, chỉ có thể là một sự nghiệp tiến triển trong thời gian (đó việc cải tạo kinh tế) sau một quá trình phát triển lâu dài ”.
    C.Mác-Ăngghen:724-725/17
     
Đang tải...