Luận Văn Tư tưởng chính trị phương Tây cận, hiện đại

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TS NGÔ HUY ĐỨC

    VIỆN CHÍNH TRỊ HỌC


    TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NHÁNH KX 10-10



    1. MỞ ĐẦU

    1.1. Tính cấp thiết

    Mục đích chung của tòan bộ đề tài KX10-10 là tham khảo các kinh nghiệm của các mô hình hệ thống chính trị trên thế giới để rút ra các bài học có ích trong việc hòan thiện hệ thống chính trị của nước ta trong giai dọan tới đây.

    Đây là vấn đề nghiên cứu có phạm vi rộng lớn, và là đối tượng chính của chuyên ngành thường được goi là nghiên cứu chính trị so sánh (compartive politics), hay Chính trị học so sánh như ở nước ta. Bản thân nhu cầu này có tính thường xuyên vì các thực nghiệm về mô hình chính trị nói riêng, và mô hình phát triển xã hội nói chung không có điều kiệu để tiến hành các thí nghiệm như trong khoa học tự nhiên, với tư cách là sự kiểm nghiệm thực tế về các suy đóan lý thuyết.

    Đề tài nhánh này, cũng như nhiều đề tài khác, đi từ giả thiết khoa học căn bản rằng: dù điều kiện tự nhiên, khí hậu, điều kiện văn hóa, lịch sử v.v. (tức các yếu tố xã hội chỉ có thể biến đổi sau nhiều năm, và vì vậy được coi là cho trước, không đổi trong các chương trình hòan thiện và phát triển xã hội ngắn hạn) có sự khác nhau ở các nước khác nhau, các mô hình hệ thống chính trị sẽ có các điểm chung, có tính phổ quát, tính quy luật trong cấu trúc và trong quá trình biến đổi của mình. Điểm chung đó làm nên tính “khoa học” của các nghiên cứu chính trị. Hiển nhiên, sự khác nhau trong lập luận về các điểm chung này làm nên sự phong phú của các tư tưởng, các lý thuyết chính trị. Hơn thế nữa, bản thân điểm chung, hay tính phổ quát, cũng như phạm trù “bản chất” trong triết học, có nhiều cấp độ. Sự phát triển của khoa học, theo cách nhìn nhận này, cũng có thể coi là sự phát hiện các cấp độ này – mức độ phổ quát của các nhận định và kết luận, cũng như các điều kiện hạn chế tính phổ quát của các kết luận đó

    Theo đó, các tư tưởng, lý thuyết chính trị chính là việc tổng kết các điểm chung trên, và quan trọng hơn, là đưa ra hệ thống lập luận về các điểm chung đó. Nói cách khác, việc nghiên cứu các mô hình HTCT không thể tách rời với việc nghiên cứu các tư tưởng chính trị. Ngay bản thân việc dựng lại một “mô hình” đã là dựa trên một lý thuyết cho trước về cách nhìn nhận các bộ phận quan trọng trong vô hạn các yếu tố của đời sống chính trị một quốc gia.

    Các tư tưởng chính trị phương Tây đã được áp dụng (một cách chủ động), hay ít nhất cũng đã có các ảnh hưởng quan trọng trong quá trình hình thành các HTCT của nhiều nước trên thế giới là điều không thể phủ nhận. Bản thân nước ta, việc thiết kế các hiến pháp cũng đã chịu ảnh hưởng nhất định, dù ở các mức độ khác nhau. Với sự phát triển của các quan hệ kinh tế thị trường, quan hệ đối ngoại thời mở cửa và cải cách, với mục tiêu là xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và xã hội công bằng dân chủ văn minh, việc xem xét một số các tư tưởng chính trị phương Tây đã có ảnh hưởng lớn trong lịch sử, cũng như đã được kiểm nghiệm nhất định qua các diễn biến chính trị thực tế, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng.

    Tuy nhiên, cũng dễ dàng thấy rằng, không thể nghiên cứu mọi phương diện, cũng như mọi đại biểu của các tư tưởng này trong điều kiện của đề tài. Do vậy đề tài này tập trung vào xem xét một số các nhà tư tưởng chính trị tiêu biểu, và cũng chỉ tập trung vào làm rõ mạch lập luận chính sau:

    Những đặc tính bất biến của con người , hay bản chất con người là gì, trong hoạt động chính trị ? Từ đó xem xét sự cản trở hay thúc đẩy của chúng đối với việc thực hiện các lý tưởng chính trị, hệ giá trị như: tự do, bình đẳng, hạnh phúc, v.v. ? Từ đó, xem xét các lập luận về xây dựng các thể chế để khắc phục các cản trở đó (hay để khơi dậy các khía cạnh tích cực) và làm rõ các hạn chế nội tại, mang tính lý thuyết của việc sử dụng thể chế - cưỡng chế của quyền lực – trong việc thực hiện mục tiêu. Đây là nền tảng để suy đóan các tính chất cần thỏa mãn khi thiết kế thể chế , hay các tính chất cần có trong một mô hình HTCT cụ thể.

    Trên các tổng kết lý thuyết này, chũng ta có thể xem xét các sự khác biệt so với thực tiễn hoạt động chính trị tức sự vận hành của hệ thống, xác định được nguồn gốc và các động lực của các biến đổi chính trị trong đó quan trọng nhất là các biến đổi thể chế, và các biến đổi về nhận thức (đặc biệt là nhận thức về trách nhiệm xã hội). Đây chính là các gợi ý quan trọng khi xem xét quá trình biến đổi và hòan thiện HTCT ở một nước cụ thể với các điều kiện cụ thể.

    Tất nhiên, không phải tất cả các nhà tư tưởng đều theo mạch lập luận rõ ràng như vậy. Vì thông thường, ai cũng kế thừa các kết quả của các nhà nghiên cứu trước đó. Do vậy, tùy trường hợp mà các nội dung trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, chứ không tách biệt thành từng mục theo đúng như lô gíc trên. Tuy vậy, có thể khẳng định mạch lô-gíc đi từ bản chất của con người như vậy là một mạch lập luận chủ yếu (dù không phải khi nào cũng rõ ràng). Theo nghĩa này, sự khác biệt trong quan niệm về bản chất con người sẽ dẫn đến các trường phái khác nhau, mà trước hết là sự khác biệt giữa các quan điểm cánh tả và cánh hữu. Sự khác biệt này, dù đôi khi được phóng đại, nhưng là có thực, tuy càng ngày chúng càng biến đổi theo hướng xích lại gần nhau. Dấu hiệu “hội tụ” như vậy, cũng là một dấu hiệu quan trọng cho tính khoa học của các nghiên cứu chính trị: dường như có một sự đúng đắn khách quan mà tất cả các trường phái sẽ gặp nhau ở đó. Đây cũng là quan diểm chủ dạo của nhóm nghiên cứu khi cố gắng vươn tới tổng kết các giá trị khách quan này, với nhận thức đây chỉ là những bước đầu của con đường đó, và tất nhiên, các khiếm khuyết là tất yếu.



    NỘI DUNG .

    1. Mở đầu

    2. Chương 1 – Các quan điểm của Mông-tét-xkiơ và Rút-xô

    3. Chương 2 – Các quan điểm của Ma-đi-sơn và Min-xơ (Madison, Mills)

    4. Chương 3 - Các quan điểm của Vêi-bơ, Skăm-pet-tơ, Đan (Webber, Schumpeter và Dahl)

    5. Kết luận





    CHÚ THÍCH : TÀI LIỆU GỒM 80 TRANG
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...