Tiểu Luận Tư tưởng chính trị pháp trị của hàn phi tử và giá trị lịch sử của nó

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tư tưởng chính trị pháp trị của hàn phi tử và giá trị lịch sử của nó



    Tiểu luận dài 21 trang



    Tóm tắt nội dung:

    TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ

    VÀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA NÓ




    Tác phẩm Hàn Phi Tử là một tác phẩm độc đáo, và là công trình quan trọng nhất của chính trị học Trung Hoa, là một trong những tác phẩm đầu tiên của chính trị học thế giới. Về tư tưởng nó xác lập trường phái pháp gia, một trong bốn trường phái lớn nhất của Trung Quốc (Nho, Pháp, Mặc, Đạo). Nó là một trong những công trình cực kỳ hấp dẫn, viết cách đây 2.300 năm nhưng ai cũng giật mình về tính thời sự của nó, ta có cảm tưởng tác giả là người hiện nay, nói bằng ngôn ngữ và cách lý luận hôm nay về cách quan hệ giữa người với người, không chỉ ở Trung Hoa mà cả thế giới, trong đó có Việt Nam. Đó là một con người có đầu óc lỗi lạc của Trung Hoa và của xã hội loài người. Ngày nay chúng ta nghiên cứu tư tưởng Hàn Phi vẫn thấy những tác nhân hợp lý của nó, vẫn đầy tính thực tiễn trong đời sống xã hội, trong ứng xử giữa người với người, trong quản lý và thuật trị mới. Tư tưởng của ông tồn tại lâu như vậy đó là vì nó có tính giáo dục sâu sắc, dạy đời, dạy người sống tốt đời đẹp đạo, có lý có tình, trên cơ sở vận dụng một cách linh hoạt vào thực tiễn cuộc sống.

    1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

    Hàn Phi Tử (280 - 232 TCN). Tiểu sử của ông đã được Tư Mã Thiên để lại trong bộ sử ký. Hàn Phi là công tử nước Hàn nhưng không phải là người được nối ngôi. Hoàn cảnh ấy đủ giúp Phi ngay từ bé đã thấy quan hệ vua tôi và cách trị nước. Sau đó ông theo học Tuân Tử, nhà học giả lớn nhất thời bấy giờ. Hàn Phi tiếp thu Nho giáo, do đó rất thông thạo về lịch sử.

    .

    2. Tư tưởng chính trị pháp trị của Hàn Phi và giá trị lịch sử của nó

    Vào thời Xuân Thu - Trung Quốc chia ra hàng trăm tiểu quốc, quan hệ giữa quý tộc và nhân dân lao động là trực tiếp, xã hội chia ra đẳng cấp, tôn ty rõ ràng, sự cai trị dựa trên thứ bậc. Pháp luật chỉ áp dụng cho dân thường, còn đối với đại phu trở lên nếu có sai lầm chỉ khiển trách mà không trừng phạt. Việc nắm lấy hình phạt và vận dụng nó là quyền của quý tộc, dân chỉ biết vâng theo. Cái đó gọi là cai trị theo nhân trị. Nhưng nó tất yếu dẫn đến sự hủ bại của tầng lớp thống trị, dân oán và nước mất. Trước tình hình ấy xuất hiện yêu cầu nước giàu dân mạnh để thôn tính các nước khác, làm bá vương, muốn nước giàu binh mạnh phải đề cao pháp luật, đề cao kẻ chiến đấu và sản xuất, hạ thấp địa vị quý tộc. Trong Thiên Hữu Độ ông nói: "Không có nước nào luôn mạnh, cũng không có nước nào luôn yếu, hễ những người thi hành pháp luật mạnh thì nước mạnh, còn hễ những người thi hành pháp luật yếu thì nước yếu".



    Pháp Hàn Phi kế thừa tư tưởng của Lão Tử trong thi hành pháp luật. Lão Tử nói trị nước như cá củ nhỏ nếu cứ lật đi lật lại thì cá sẽ nát. Phép trị nước nếu thay đổi liên tục thì dân không biết đâu mà theo, nước sẽ loạn.

    Tư tưởng chính trị cơ bản của Hàn Phi có thể tóm tắt theo những nét chính sau đây:

    Thứ nhất; Tư tưởng coi trọng pháp luật

    Thứ hai: Trọng thuật

    Hàn Phi phê bình Thương Ưởng rằng, chỉ có pháp luật nhưng không có thuật thì không biết rõ kẻ gian. Dù pháp luật có tô vẽ giải thích ra rõ mười phần, người làm tôi vẫn ngược lại dùng nó để làm chỗ dựa để mưu đồ lợi riêng . Do vậy người làm chúa phải có "thuật", theo Hàn Phi "Thuật" là cái nằm kín đáo trong bụng, để so sánh các đầu mối của sự việc và ngấm ngầm cai trị các bề tôi. Dùng "Thuật" thì làm cho kẻ thân gần gũi cũng không ai biết được. Dùng "Thuật" để biết tính trung hay gian của "bầy tôi", do đó mà điều khiển được "bầy tôi", "bầy tôi" không làm hết trách nhiệm của mình hay vượt quá trách nhiệm của mình đều bị xử phạt. Dùng "Thuật" cũng biết được "công", "danh", "lời nói", "việc làm" của "quần thần". Những cái đó không xứng với nhau cũng bị phạt. Thuật còn là sử dụng nhân tài của các bậc đế vương. Thực chất "thuật" của Hàn Phi chỉ là thủ đoạn của "người làm vua" dùng để điều khiển cho các quan lại phải giữ gìn pháp luật và tuân theo mệnh lệnh. Nhưng thuật của Hàn Phi là phải đi kèm với tính chất và hiệu lực của pháp luật.



    Thứ ba là Trọng Thế

    Hàn Phi cho rằng chỉ có hai điều "pháp luật" và "thuật" mà thiếu quyền lực để cưỡng bức người thì dẫu người làm vua có "thuật" điều khiển các "bầy tôi", cũng không thể bảo đảm cho "bầy tôi" phục tùng sự cai trị của vua. Đồng thời dẫu có pháp luật nhưng nhân dân không tuân theo cũng không thể đảm bảo cho pháp luật được thực hiện có hiệu lực. Cho nên ông cho rằng "Thế" là điều đặc biệt cần thiết. Quan niệm về "Thế" của Hàn Phi là một thứ quyền lực đặt ra cho phù hợp với yêu cầu của pháp luật chứ không phải thứ quyền lực nảy sinh một cách "tự nhiên" trong "chủ nghĩa nhân trị". "Thế" còn là vị thế, địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm đầu chính thể, là xu thế của lịch sử. Ông ví Ngựa trở được nặng và đi được xa là vì sức gân, chúa chinh phục được vì có uy thế.

    tha. Như vậy thì bọn gian tà mới không có cách nào che giấu điều riêng .

    Một số số hạn chế trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi:

    1. Pháp gia chỉ chú trọng đến hành chính, pháp luật và làm thế nào để quốc gia phú cường chứ không giáo dục dân, bất chấp nguyện vọng của dân, ông bảo vệ người giàu có và giai cấp quý tộc.

    2. Ông chỉ nhìn thấy con người ở góc độ vụ lợi, cho đến nhà nước, theo ông cũng chỉ quy về chủ nghĩa thực dụng, không thấy được lý tưởng cao đẹp và sẵn sàng quên mình cho lý tưởng ấy của những con người có tâm có đức.

    3. Ông tuyệt đối hóa pháp luật ở những khía cạnh biểu hiện cụ thể của nó, mà không thấy được còn có những công cụ khác kết hợp để trị nước, nói như người phương Đông là "thấu tình, đạt lý".

    4. Lý thuyết của ông không thể thực hiện được nguyên nghĩa của nó, khi mà xã hội còn tổ chức theo kiểu quân chủ chuyên chế, vì theo Hàn Phi, hình phạt không áp dụng đối với vua và thiên tử. Vì vậy Hàn Phi cũng không thể tìm ra được cơ chế bắt buộc nhà vua phải đề phòng cái họa mà ông thấy từ trước.



    3. Kết luận

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...