Chuyên Đề Tư tưởng chính trị của Mông-tét-xkiơ và Rút-xô (80 trang)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tài liệu 80 trang gồm các nội dung chính như sau:

    Mở đầu

    Chương 1 – Các quan điểm của Mông-tét-xkiơ và Rút-xô

    Chương 2 – Các quan điểm của Ma-đi-sơn và Min-xơ (Madison, Mills)

    Chương 3 - Các quan điểm của Vêi-bơ, Skăm-pet-tơ, Đan (Webber, Schumpeter và Dahl)

    Kết luận

    CHƯƠNG 1 – CÁC QUAN ĐIỂM CỦA MÔNG-TÉT-XKIƠ VÀ RÚT-XÔ


    1.1. MÔNG-TÉT-XKIƠ

    Nghiên cứu về các tư tưởng của Montesquieu ở nước ta tập trung khá nhiều vào phần thể chế nhà nước, đặc biệt là thuyết tam quyền phân lập. Tuy nhiên, 2 đóng góp quan trọng của ông xét vê mặt dài hạn lại có thể là:
    1 - Quan niệm của ông về khoa học xã hội: trong đó ông quan tâm đến vấn đề căn bản, vẫn còn cấp thiết tận ngày nay: đó là “tính khoa học”, hay làm thé nào để đạt được độ tin cậy khách quan trong các kết luận nghiên cứu về xã hội. Để làm điều này ông đặt câu hỏi cái gì làm nên nền tảng của tính khoa học đó. Vì chỉ có đạt đièu đó, các lý thuyết khác của ông mới có tính khả thi và độ thuyết phục.
    2 - Các điều kiện để đảm bảo cho tự do chính trị : đây chính là việc ứng dụng cách khảo sát mà ông cho là khoa học để đạt được mục tiêu trong thực tế. Để làm điều này, ông dã khảo sát các loại hình chính phủ, đặt ra các tiêu chí khoa học để phân loại nó. Từ đó, tìm ra các tiền đề các điều kiện cần thiết cho đảm bảo tự do chính trị, mà tam quyền phân lập chỉ là một trong số các điều kiện cần, dù là rất quan trọng, nhưng chưa bao giờ ông cho là đủ.
    Đề tài này tuy tập trung vào vấn đề thứ hai, và nhưng khác với truyền thống, là nhìn nhận nó như là ứng dụng cụ thể của vấn đề thứ nhất. Nói cách khác, tiêu điểm nghiên cứu là làm rõ tính khoa học của các điều kiện tự do chính trị như đã được Montesquieu trình bày hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp qua các hàm ý ẩn dưới các lập luận và kết luận của mình.
    Cần phải thấy rằng, thuyết tam quyền phân lập, cũng như các lý luận của ông về bản chất và nguyên tắc của các loại hình chính phủ, nếu nghiên cứu một cách tách rời khỏi các quan điểm xuất phát của ông về bản chất con người sẽ rất dễ sa vào các chi tiết kỹ thuật và có thể bỏ qua các lập luận nền tảng nhất trong nghiên cứu của ông. Nói cách khác, nếu chỉ xem xét các kết luận của ông về tam quyền phân lập thì mới chỉ thấy được tính tư biện, chưa thấy được tính khoa học như ông mong muốn. Và chính sự tư biện đó sẽ dễ dàng bị đánh gục bởi sự tư biện khác, hay ít nhất thì cũng chỉ có ngang bằng giá trị với các kết luận đối lại (Điều này dễ dàng kiểm chứng: bằng ví dụ về sự phản biện đơn giản nhất: “không phân quyền thì có thể càng đảm bảo tự do hơn, càng hiệu quả hơn vì không mất thời gian tranh luận, bởi chúng ta luôn nhân ái với nhau, và không dễ gì để ai lạm dụng quyền lực v.v.”. Những cách thảo luận và tranh luận như thế này vẫn còn gặp không ít ở nước ta).
    Quan niệm về con người chính trị:

    Con người chính trị trong các tác phẩm của Montesquieu có thể được xem xét theo mấy góc độ chính như sau:
    1. Các cá nhân với hệ giá trị (đạo đức) của mình như vốn có, tự nhiên
    Đây là các quan niệm của ông về các giá trị lý tưởng chung cho con người. Vì là lý tưởng nên luôn có cách biệt với thực tế. Sự cách biệt đó tạo nên các động lực hoạt động trong từng cá nhân cũng như qui định các hành vi chính trị của họ. Thông qua sự tương tác của vô số các con người, xã hội thay đổi, sẽ bộc lộ các khuynh hướng phát triển. Việc xem xét các giá trị đạo đức như vậy cũng là tiền đề để nhìn nhận một cách khách quan các khuynh hướng đó, từ đó tạo ra pháp luật để thúc đẩy hay ngăn cản chúng tùy thuộc vào sự có lợi hay có hại của chúng.
    Trong vấn đề này ông tỏ ra có các mâu thuẫn trong quan điểm của mình: Một mặt, ông cho rằng đạo đức phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên và xã hội. Trong đó, lần lại lịch sử phát triển của các biến đổi xã hội, thì suy đến cùng là phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên (vì là cho trước, bất biến) như khí hậu, địa hình, .và phần nào đó là các phương tiện sinh sống (nhưng xét cho cùng cũng có thể qui về các yếu tố địa lý, địa chất.) Nói cách khác, đạo đức có tính tương đối với nghĩa nếu các điều kiện thay đổi, các giá trị đạo đức cũng sẽ có các thay đổi.
    Mặt khác, ông cũng cho rằng có những niềm tin, tiêu chuẩn đạo đức khách quan, không phụ thuộc vào bất kỳ điều kiện cụ thể nào. Tức đạo đức có tính tuyệt đối – phàm đã là người thì đều có các nhìn nhận giá trị đạo đức như nhau. Và ông cho rằng lòng biết ơn, đạo hiếu, sự trả đũa v.v. là các giá trị như vậy. Theo đó, đạo đức sẽ phải có các qui luật riêng, tách rời khỏi thế giới hiện thực bên ngoài. Trong đó, giá trị chung được công nhận là “tự do”. Cũng cần phải nói ngay là ông chưa đưa ra được khái niệm chặt chẽ về “tự do” là gì, mà mặc nhiên công nhận đây là giá trị chung, phổ quát, quan trọng nhất mà mỗi người đều khao khát và hướng tới. Và đây cũng là giá trị chủ đạo mà các nghiên cứu của ông hướng tới tìm cách bảo đảm và đạt được trong thực tế.
    Khác với các bậc tiền bối như Hobbes (coi tình trạng tự nhiên sẽ luôn là tình trạng chiến tranh), ông coi bản tính tự nhiên của con người nói chung là thân thiện, hoà bình, chứ không phải tranh chấp, tham lam, ham muốn chinh phục. Tuy nhiên, dù thế nào thì con người đều có chung một điểm là sự tự do và bình đẳng trong môi trường tự nhiên, trước khi hợp thành xã hội. Do vậy ông cho rằng con người có những bản tính tự nhiên, và từ đó, tạo nên qui luật tự nhiên, sau: 1- Hòa bình, nghĩa là không ai tranh giành của ai; 2- Tự kiếm sống; 3- Yêu thương giữa nam và nữ; 4- Ước muốn sống thành xã hội.
    Ngoài ra, ông còn chỉ ra hai đặc điểm quan trọng của con người là : i- Sự hữu hạn của lý tính, và vì vậy luôn có khả năng sai lầm, và ii – Sự ảnh hưởng của các loại tình cảm và dục vọng đối với các hành động của con người. Điều cũng khiến lý tính đôi khi bị chìm khuất. Hai đặc điểm này tất nhiên liên quan đến các khía cạnh khác, tuy nhiên chúng ta có thể nhóm chúng ở đây với tư cách là các quan niệm chung nhất về con người chính trị của ông, và là các tiên đề trong hệ thống lập luận sau này.
    Có thể nói, cũng như nhiều nhà tư tưởng khác, ông không tách rõ ràng các quan niệm có tính tiên đề như vậy về bản chất con người, mà thường ẩn nó dưới các kết luận. Các tiên đề ẩn như vậy chỉ có thể được luận ra bởi người đọc, và do vậy, sẽ có thể bị diễn giải khác nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau.
    2. Các cá nhân sống trong xã hội, quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau ở trong các điều kiện lịch sử cụ thể.
    Ông cũng xem xét các đặc tính của con người trong các điều kiện xã hội khác nhau, ở các thời kỳ khác nhau. Với sự nghiên cứu các thời kỳ và các chế độ chính trị đã có, ông đã đề cập đến ba đặc điểm quan trọng của các con người cụ thể, mà sự nổi trội của chúng trong từng thời kỳ hay từng hòan cảnh sẽ làm nên cái mà ông gọi là nguyên tắc hay “tinh thần” của pháp luật – tức cái “linh hồn” làm cho các thể chế biến đổi, hướng tới sự phù hợp. Đây là một ý tưởng khoa học sâu sắc, vẫn còn ít được đề cập trong các khảo cứu chính trị học ở nước ta.
    Ba tính chất hoặc 3 giá trị đó là:
    1- Sự cao thượng (virtue) hay trọng đức hạnh: Tính không vị kỷ, tình yêu đối với quê hương đất nước, sự vị tha, yêu công bằng, v.v. theo ông đều có thể coi là đức hạnh.
    2- Sự trọng Danh dự (honor) - đây là điều gắn với các điều kiện và vị trí xã hội nhất định của các con người cụ thể. Dù rằng, xét cho cùng, lòng yêu danh dự, sự trọng danh dự cũng xuất phát từ tính vị kỷ. Điều mà ông phát hiện là sự vị kỷ đó chỉ có thể được thỏa mãn khi mỗi người phải bảo vệ cả danh dự của các người khác cùng vị trí, cùng địa vị xã họi giống mình. Tức sự vị kỷ nhưng trên cơ sở bảo vệ cả hệ thống.
    3- Sự sợ hãi : Con người cũng có sự sợ hãi nhiều sự vật. Chính vì có đặc tính sợ hãi này mà quyền lực có thể tổ chức một cách hiệu quả dựa trên nó. Điều này thể hiện rõ nhất trong các chế độ bạo lực chuyên chế (Despotism) – khác với chế độ quân chủ (Monarchy), là chế độ chuyên chế nhưng dựa trên tính trọng danh dự, trong sự phân loại của ông.
    Nói chung, tiêu điểm quan trọng của ông chính là sự tương tác giữa các cá nhân trong xã hội. Vì ông coi đây là sự tương tác phức tạp, do vậy ông kết luận về tổng thể là xã hội (và HTCT) chỉ có thể cải cách từng bước (Piecemeal reform), và cũng chỉ nên có các cải cách vừa mức (moderate reform). Đây là tư tưởng quan trọng, và không phải khi nào cũng được tán thành như lịch sử chính trị cho thấy.
    3. Những người cầm quyền
    Xuất phát điểm của Montesquieu là con người cá nhân có tính vị kỷ. Do tính vị kỷ này, người cầm quyền sẽ luôn có xu hướng “lạm dụng quyền lực” để mưu lợi cá nhân, tổn hại đến lợi ích của các thành viên khác trong cộng đồng, mà trước hết là tổn hại đến giá trị “tự do” và “bình đẳng” mà con người vốn có trong tự nhiên như trên đã đề cập. Con người chính trị với tư cách là người cầm quyền do vậy cần phải bị kiểm sóat. Do vậy, chủ đề về kiểm soát quyền lực để đảm bảo tự do là chủ đề trung tâm, quan trọng trong các nghiên cứu của ông.
    Quan niệm về thế chế chính trị

    Dù quan niệm của ông về con người (đặc biệt về đạo đức, hệ giá trị lý tưởng còn có sự chưa nhất quán), Montesquieu cho rằng pháp luật, và thể chế phải được tạo ra một cách phù hợp với các điều kiện của xã hội. Điều này dường như khác với tư tưởng về luật tự nhiên của các bậc tiền bối mà ông chịu ảnh hưởng như Hobbes và Locke, nhưng nếu xem xét kỹ thì lập luận chủ yếu của ông chính là xuất phát từ tính vị kỷ của con người chính trị, và cho rằng sự phù hợp với các điều kiện xã hội như vậy là cần thiết theo cách để khiến tính vị kỷ đó phục vụ (chứ không phải tàn phá) xã hội. Nói cách khác, thì đây cũng chính là sự tiếp nối của tư tưởng về luật tự nhiên mà các nhà nghiên cứu trước ông đã phát triển.
    Quan niệm hay điểm khởi phát của ông là “Mọi vật đều có [qui] luật của nó” trong nghĩa rộng nhất của từ này, tức là “các quan hệ tất yếu từ trong bản chất”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...