Thạc Sĩ Tư tưởng chính trị cơ bản của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tư tưởng chính trị cơ bản của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay

    MỤC LỤC


    [TABLE]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD]Trang[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]MỞ ĐẦU[/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Chương 1: TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO[/TD]
    [TD]7[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.[/TD]
    [TD]Tư tưởng về nhà nước, quyền lực nhà nước và mối quan hệ giữa nhà nước với dân[/TD]
    [TD]8[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.[/TD]
    [TD]Đường lối trị nước[/TD]
    [TD]15[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ NHO GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY[/TD]
    [TD]30[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.[/TD]
    [TD]Đối với chính trị[/TD]
    [TD]31[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.[/TD]
    [TD]Đối với kinh tế[/TD]
    [TD]47[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.[/TD]
    [TD]Đối với đạo đức[/TD]
    [TD]56[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.4.[/TD]
    [TD]Đối với gia đình và giáo dục[/TD]
    [TD]62[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM KHAI THÁC NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH CỰC VÀ LOẠI BỎ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ NHO GIÁO TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY[/TD]
    [TD]75[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.[/TD]
    [TD]Giải pháp về nhận thức[/TD]
    [TD]75[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.[/TD]
    [TD]Giải pháp tổ chức thực hiện[/TD]
    [TD]80[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]KẾT LUẬN[/TD]
    [TD]98[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO[/TD]
    [TD]100[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nho giáo khởi nguồn từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc, được "Việt Nam hóa" trong suốt một chặng đường lịch sử, góp phần đáng kể vào việc tạo dựng nền văn hiến Việt Nam. Bao đời từng là hệ tư tưởng thống trị trong kiến trúc thượng tầng Việt Nam, Nho giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến con người và xã hội, chính trị và văn hóa, cuộc sống và lẽ sống, hệ tư tưởng và phong tục tập quán Việt Nam. Nho giáo trở thành một bộ phận của truyền thống dân tộc. Dù muốn hay không, Nho giáo vẫn đang chi phối xã hội Việt Nam ngày nay. Con người Việt Nam dù tự giác hay không tự giác, vẫn còn dấu ấn của Nho giáo. Truyền thống văn hóa quá khứ của dân tộc bao gồm sách vở, đền đài, miếu mạo, phong tục tập quán mang sắc thái Nho giáo vẫn còn đó. Một Văn Miếu Quốc Tử Giám với 82 tấm bia tiến sĩ sừng sững uy nghiêm không chỉ được xem là một trong những biểu tượng của văn hóa Thăng Long - Hà Nội, mà còn được xem là kỷ vật thiêng liêng, ngưng tụ lại một nền văn hóa truyền thống được nhiều thế hệ Việt Nam trân trọng tự hào. Không thể phủ nhận được di sản của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam hiện nay.
    Trong những năm qua, công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Nền kinh tế thị trường đã đẩy nhanh sự tăng trưởng về kinh tế, đem lại bộ mặt mới cho xã hội. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường cũng đang tạo ra nhiều xáo trộn trong quan hệ xã hội, trong gia đình và phẩm chất cá nhân. Trong cán bộ, nhân dân đã có những biểu hiện tiêu cực, thể hiện ở trong cả nhận thức và hành động: tư tưởng thực dụng, chạy theo đồng tiền làm cho một bộ phận xa rời lý tưởng, suy thoái về phẩm chất đạo đức; Nạn tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính và các tệ nạn xã hội khác phát triển nghiêm trọng . Những chủ trương biện pháp khắc phục tình trạng nói trên không thể không đụng chạm tới nhiều vấn đề của Nho giáo. Đặc biệt ở Việt Nam, tính bảo thủ của Nho giáo từ thời xa xưa đã biểu hiện nghiêm trọng ở: chủ nghĩa quan liêu trong giới cầm quyền, chủ nghĩa bình quân trong nông dân và nhất là chủ nghĩa giáo điều trong giới trí thức.
    Nho giáo là vấn đề quá khứ nhưng cũng là vấn đề hiện tại. Nghiên cứu Nho giáo để nhìn nhận, đánh giá rõ hơn những yếu tố không còn phù hợp, những phản giá trị cần gạt bỏ, đồng thời kế thừa những tinh hoa của Nho giáo trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn của chính trị học là điều cần thiết. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài "Tư tưởng chính trị cơ bản của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay".
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    - Nho giáo là đề tài được nhiều nhà khoa học trong nước và ngoài nước nghiên cứu, cho đến nay vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, đòi hỏi phải có sự đi sâu tìm hiểu và khám phá.
    Ở Việt Nam, trong mấy thập kỷ nay, không kể các bài in trên tạp chí, chỉ nói riêng các tác phẩm nghiên cứu về Nho giáo, thì đã có một số lượng đáng kể.
    + Tác phẩm "Nho giáo" (2 tập) của Trần Trọng Kim được xuất bản trước năm 1930 và từ đó đến nay đã được tái bản nhiều lần, gần đây nhất là năm 1992, là bộ sách lớn giới thiệu về lịch sử Nho giáo ở Trung Quốc: từ Khổng Tử cho đến đời Thanh, trong đó có một số trang phụ lục, tóm tắt về sự du nhập và phát triển đạo Nho ở Việt Nam. Đó là tác phẩm tiếng Việt đầu tiên trình bày về sự phát triển của đạo Nho một cách có hệ thống.
    + Tác phẩm "Khổng học đăng" của Phan Bội Châu được soạn thảo vào những năm đầu thập kỷ 30 của thế kỷ XX, xuất bản năm 1957 và được tái bản năm 1992, bàn luận và diễn giải về một số tác phẩm tiêu biểu của nhà Nho cũng như sự nghiệp của họ thuộc các thời ở Trung Quốc.
    + "Nho giáo xưa và này" do giáo sư Vũ Khiêu chủ biên và xuất bản năm 1990 gồm một số bài viết của một số tác giả đề cập tới nhiều vấn đề của Nho giáo từ phương hướng, phương pháp tiếp cận, đến quan hệ của Nho giáo với kinh tế, lịch sử, văn hóa.
    + "Nho giáo xưa và nay" của nhà nghiên cứu Quang Đạm xuất bản năm 1994: Phân tích sâu sắc những nội dung cơ bản của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam.
    + "Đến hiện đại từ truyền thống" của giáo sư Trần Đình Hượu xuất bản năm 1994 gồm những bài viết về Tam giáo, đặc biệt là ảnh hưởng của Nho giáo đến truyền thống văn hóa Việt Nam.
    + "Nho học và Nho học ở Việt Nam - Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn" của PGS.TS Nguyễn Tài Thư xuất bản năm 1997, dưới góc độ triết học đã trình bày nội dung của Nho học và vai trò của nó trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.
    + "Nho giáo và phát triển ở Việt Nam" của giáo sư Vũ Khiêu xuất bản năm 1997 đã nhìn nhận, đánh giá vai trò của Nho giáo trong lịch sử Việt Nam và một số vấn đề của Nho giáo trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
    Ở nước ngoài, trong tác phẩm "Nho giáo với Trung Quốc ngày nay", Vi Chính Thông đã vạch rõ những mặt tích cực và hạn chế của Nho giáo trong xã hội Trung Quốc hiện đại .
    Trên đây là một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về Nho giáo trên các phương diện: giới thiệu tác giả, tác phẩm; đánh giá vai trò của một số nhà Nho tiêu biểu, phân tích những nguyên lý cơ bản của Nho giáo; ảnh hưởng của Nho giáo đối với Việt Nam. Tuy nhiên hầu hết các công trình đều nghiên cứu Nho giáo dưới góc độ triết học, lịch sử, hoặc các vấn đề riêng lẻ. Chưa có một công trình nào đề cập một cách có hệ thống tư tưởng chính trị cơ bản của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
    - Kế thừa những thành tựu nghiên cứu đã đạt, dưới góc độ của chính trị học, luận văn này đi sâu nghiên cứu tư tưởng chính trị cơ bản của Nho giáo, đồng thời làm rõ ảnh hưởng của Nho giáo đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
    3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
    Mục đích:
    Luận văn làm rõ tư tưởng chính trị cơ bản của Nho giáo và ảnh hưởng chính trị của nó đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay, từ đó góp thêm một tiếng nói vào việc tìm giải pháp khai thác những giá trị tinh hoa và loại bỏ những hạn chế của Nho giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.
    Nhiệm vụ:
    - Làm rõ tư tưởng chính trị cơ bản của Nho giáo. Chỉ rõ những giá trị tích cực của Nho giáo cần được kế thừa, đồng thời phê phán những hạn chế, những tàn dư của Nho giáo còn rơi rớt lại trong đời sống xã hội Việt Nam.
    - Bước đầu kiến nghị những giải pháp khai thác những giá trị tinh hoa đồng thời loại bỏ những hạn chế của Nho giáo.
    Phạm vi nghiên cứu:
    Luận văn không có tham vọng giải quyết tất cả các vấn đề của Nho giáo mà chỉ tập trung làm rõ tư tưởng chính trị cơ bản của Nho giáo, giá trị tích cực và những hạn chế của nó trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    - Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phê phán và vận dụng những giá trị truyền thống của dân tộc và nhân loại.
    - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu: Lôgic và lịch sử; phân tích và tổng hợp, phương pháp quan sát xã hội, sử dụng kiến thức liên ngành chính trị - văn hóa - lịch sử . trong quá trình nghiên cứu.
    5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
    - Trình bày một cách có hệ thống tư tưởng chính trị cơ bản của Nho giáo theo quan điểm lịch sử - cụ thể.
    - Làm rõ ảnh hưởng chính trị của Nho giáo đối với đời sống xã hội Việt Nam hiện nay trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội.
    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu cho việc khai thác những giá trị tích cực và loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
    - Luận văn thành công sẽ là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn Lịch sử tư tưởng chính trị - phần Lịch sử tư tưởng phương Đông.
    - Góp phần giải đáp một số vấn đề về lý luận và thực tiễn đang đặt ra hiện nay là: Kế thừa và loại bỏ những gì trong tư tưởng chính trị của Nho giáo.
    7. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương 8 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...