Tiểu Luận Tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ khi gặp Chủ nghĩa Lê nin đến năm 1930

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tiểu luận viết ngắn gọn, súc tích, trình bày đẹp (đạt điểm cao)
    Đặc biệt định dạng file word, thuận tiện cho việc chỉnh sửa


    Lời mở đầu

    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD="align: left"] Lịch sử Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm lược đã ghi nhận rằng: nguyện vọng tha thiết của dân tộc là được độc lập. Mặt khác, ở nước ta nông dân chiếm hơn 90% dân số, mơ ước ngàn đời của nông dân là có ruộng cày. Giai cấp nào đáp ứng được nguyện vọng trên sẽ tập hợp được dân tộc dưới ngọn cờ cứu nước và trở thành giai cấp lãnh đạo. Cách Mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã khẳng định rằng: trong thời đại ngày nay giai cấp công nhân là giai cấp nắm ngọn cờ dân tộc. Ở Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm lược, còn có một thực tế là : giai cấp tư sản không đủ sức nắm vững ngọn cờ dân tộc và cũng không một tổ chức nào của các giai cấp khác có khả năng giải quyết được thực chất của cách mạng ở các nước thuộc địa là vấn đề nông dân. Mặt dù đã có nhiều nhân sĩ ra đi tìm đường cứu nước, nhưng không ai đáp ứng được nhu cầu bức thiết của dân tộc. Mãi đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc mới đáp ứng được nhu cầu đó, tìm ra con đường cứa nước đúng đắn, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, rèn luyện những người yêu nước Việt Nam theo lập trường vô sản, thành lập đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với đường lối đúng đắn đã thu hút tất cả những người yêu nước chân chính đứng dưới ngọn cờ cứu nước của giai cấp công nhân, tiến hành giải phóng dân tộc, đáp ứng nguyện vọng bức thiết của toàn dân Việt Nam. [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự chuẩn bị công phu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đồng thời cũng là kết quả của một quá trình vận động cách mạng trong hoàn cảnh lịch sử của đất nước ta, là bước phát triển tất yếu của lịch sử Việt Nam, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại mới sau Cách Mạng Tháng Mười.
    Là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nắm vững những quan điểm, tư tưởng cơ bản về việc xây dựng Đảng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Nội dung bài tiểu luận gồm các phần như sau:
    A. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
    B. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
    C. ẢNH HƯỞNG TO LỚN CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM
    D. TIẾP NHẬN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ KHẲNG ĐỊNH CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM
    F. KẾT LUẬN


    A. Hoàn cảnh lịch sử sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam:
    I. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
    1) Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó:
    Đến thế kỉ XIX,chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu và Bắc Mỹ phát triển rất nhanh,uy hiếp ngày càng mạnh các nước chậm phát triển. Châu Phi và châu Á trở thành đối tượng xâm lược chủ yếu. Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (đế quốc chủ nghĩa). Cuộc chạy đua tìm kiếm thị trường mới, xâm chiếm thuộc địa, phân chia thế giới giữa các nước tư bản lớn ngày càng gay gắt, quyết liệt. Các nước phát triển đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của các nước đế quốc. Hệ thống thuộc địa trở thành một trong những cơ sở quan trọng nhất cho sự tồn tại của chủ nghĩa đế quốc. Sự thống trị tàn bạo của chúng làm cho đời sống nhân dân lao động các nước trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc dẫn đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

    2) Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin:
    Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng của Đảng Cộng Sản,được truyền bá rộng rãi đã lay chuyển, lôi cuốn quần chúng nhân dân và cả những phần tử ưu tú, tích cực ở các nước thuộc địa vào phong trào cộng sản. Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ, muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình,giai cấp công nhân phải lập ra Đảng Cộng Sản. Sự ra đời Đảng Cộng Sản là yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột của giai cấp công nhân. Kể từ khi chủ nghĩa Mác-Lênin được
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...