Tài liệu Tư tưởng biện chứng trong Thiền học nhà Trần

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Theo nhiều nhà nghiên cứu, Phật giáo truyền vào nước ta rất sớm theo hai con đường, đường biển và đường bộ. Tác giả Nguyễn Lang trongViệt Nam Phật giáo sử luận cho rằng, các tu sĩ theo những đoàn thuyền buôn Ấn Độ là những người đầu tiên mang đạo Phật đến nước ta. Thậm chí “ Việt Nam ngay từ thời rất xưa đã được các cao tăng Ấn Độ đến truyền giáo trực tiếp, và thời điểm đó có thể là xưa hơn thời điểm Phật giáo vào miền Nam Trung Hoa khá nhiều”[1]. Trong giai đoạn này đạo Phật chỉ lưu truyền với hình thức thờ phụng, cúng bái tụng kinh, bày phép cúng dường, chữa bệnh, trừ tà, bố thí, truyền pháp tam quy, ngũ giới cho dân bản địa. Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn truyền bá kinh điển Phật giáo, chủ yếu là kinh điển Đại thừa của Phật giáo vùng Nam Ấn, đây là vùng đầu tiên xuất hiện hệ kinh văn Bát nhã (Prajna) như: kinh Kim cương, Tượng đầu tịnh xá, Bát thiên tụng Bát nhã, Bát nhã tâm kinh, Bát nhã ba la mật, Đại bát Niết bàn

    Ngoài ra, tư tưởng Phật giáo Đại thừa cũng đã xuất hiện trước đó với Lý hoặc luận của Mâu Tử ở thế kỷ thứ II và một loạt các tác phẩm dịch, chú sớ đề tựa của Khương Tăng Hội đều là những bộ kinh thuộc hệ thống Đại thừa như An Ban thủ ý kinh, Pháp hoa tam muội kinh

    Cho đến khi Tỳ ni đa lưu chi (học trò của Long Thụ bồ tát - người Ấn Độ) đem dòng thiền của mình sang nước ta thì Phật giáo Việt Nam bấy giờ có thêm mối quan hệ khác: Phật giáo Thiền tông từ Ấn Độ truyền sang Trung Quốc rồi đến Việt Nam. Mặc dù từ Trung Quốc truyền sang, nhưng thiền học của Tỳ ni đa lưu chi lại chịu ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Tây Tạng với phương pháp tọa thiền có sử dụng thần chú mật ngữ, thủ quyết ấn

    Ngoài ra, còn một dòng thiền khác cũng từ Trung Quốc đến Việt Nam vào thế kỷ thứ IX, đó là dòng thiền Vô ngôn thông với phương pháp: đốn ngộ, trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật.

    Thiền theo Phạn ngữ là Dhyàna (thiền na) nghĩa là “chú tâm ở một chỗ một, minh tưởng lấy diệu lý của nó”[2] .

    Theo Nhiệm Kế Dũ: “Thiền định vốn là một phương pháp tu hành của nhiều tôn giáo của Ấn Độ cổ đại, phương pháp này cũng được Phật giáo dùng. Nhưng ở Ấn Độ không có tôn phái tương đương với “Thiền tông” Trung Quốc, Thiền tông là sản phẩm Phật giáo thuần túy của Trung Quốc”[3] .

    Còn theo Nguyễn Đăng Thục, “Thiền chẳng phải một triết học hệ thống hay là một tôn giáo nghi thức mà là một khoa học thực nghiệm về tâm lý và sinh lý, hay là đúng hơn một kỹ thuật tu luyện sinh lý tâm lý có tính cách pháp thuật của nhân loại cổ sơ mà Ấn Độ cổ truyền đã sớm quy định vào các khoa Yoga ngụ ý tìm nối nhân thân với Tuyệt đối”[4]. Krishnam Murti cũng có quan niệm như Nguyễn Đăng Thục, nhưng ông cho rằng: “Muốn hiểu thiền ta cần phải thực sống với chính mình, đào xới và đi sâu vào tâm hồn mình”[5]. Chang Chen Chi thì định nghĩa thiền: “Ở Trung Hoa thiền cũng còn gọi là Tâm tông, có nghĩa là Tâm giáo, hay “giáo lý về tâm”. Chữ này có lẽ là lược ngữ hay nhất để chỉ tất cảø những gì thiền muốn nói, vì những gì thiền giảng dạy chính là đường lối để giác ngộ viên mãn về Tâm”[6]. Ông cũng cho rằng: “Để hiểu thiền người ta phải khảo sát nó từ tất cả mọi khía cạnh dị biệt, phải nghiên cứu nó trên phương diện lịch sử, tâm lý và triết lý, cũng như trong các khuôn khổ văn chương, tu tập và tâm linh. Chỉ bằng cách nghiên cứu nó từ tất cả các khía cạnh và mức độ dị biệt này may ra người ta mới hiểu được thiền một cách chính xác và không thiên lệch”[7].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...