Tài liệu Từ tư tưởng nhân nghĩa đến đường lối nhân chính trong học thuyết chính trị - xã hội của Mạnh Tử

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Dựa trên nền tảng đức “nhân” của Khổng Tử, Mạnh Tử đã chủ trương hiện thực hoá đức “nhân” trong xã hội, xây dựng nên tư tưởng “nhân nghĩa” và vận dụng tư tưởng đó vào hiện thực xã hội. Theo Mạnh Tử, “nhân nghĩa” là phẩm chất cần thiết cho tất cả mọi người và khi nó được ứng dụng vào việc trị nước sẽ trở thành “nhân chính”. Có thể nói, khi đi từ tư tưởng “nhân nghĩa” đến đường lối “nhân chính”, Mạnh Tử đã làm cho đạo đức hoá thân vào chính trị, làm cho tư tưởng đức trị trở nên sâu sắc hơn, có ý nghĩa hơn đối với xã hội Trung Quốc đương thời.


    Khi nghiên cứu tư tưởng triết lý, chính trị, đạo đức của Nho gia Tiên Tần qua các nhà tư tưởng lớn, với các tác phẩm lớn mà sau này được xếp vào hàng kinh điển của Nho gia, có thể nói, điểm đặc sắc nhất trong học thuyết chính trị - xã hội của Mạnh Tử là tư tưởng nhân nghĩa và dùng nhân nghĩa trong chính trị. Trên cơ sở kế thừa và cải biến các phạm trù đạo đức của Khổng Tử, Mạnh Tử đặc biệt đề cao vai trò của nghĩa, kết hợp nhân với nghĩa thành phạm trù nhân nghĩa. Xuất phát từ đó, ông vận dụng nhân nghĩa vào công việc chính trị của nhà cầm quyền hình thành nên tư tưởng nhân chính với những nội dung cơ bản: xây dựng đường lối chính trị nhân nghĩa, hoàn thiện đạo đức vua quan, đề cao vai trò của dân theo tinh thần dân bản, dưỡng dân gắn liền với giáo hóa dân, cùng với những quan điểm về kinh tế, chiến tranh, Tư tưởng ấy chính là tâm điểm của toàn bộ triết học Mạnh Tử nói chung và học thuyết chính trị - xã hội của ông nói riêng.


    Trong lịch sử tư tưởng Nho gia, Mạnh Tử không phải là người đầu tiên đề xuất đường lối đức trị. Khổng Tử (551 - 479 TCN) chính là người đặt nền móng cho chủ trương chính trị ấy với quan điểm “vi chính dĩ đức”, tức là lấy đức để làm chính trị. Đến thời Chiến quốc, xã hội Trung Hoa chuyển biến mạnh mẽ từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến, Mạnh Tử kế thừa tư tưởng đức trị của Khổng Tử và cụ thể hóa tư tưởng ấy bằng đường lối nhân chính nhằm phản đối phương pháp “pháp trị” của giai cấp địa chủ mới lên. Vẫn dựa trên nền tảng đức nhân của Khổng Tử nhưng Mạnh Tử chủ trương hiện thực hóa đức nhân trong đời sống xã hội, xây dựng nên tư tưởng nhân nghĩa và vận dụng nhân nghĩa vào hiện thực xã hội thành nhân chính. Do vậy, muốn hiểu tư tưởng nhân chính của Mạnh Tử phải hiểu tư tưởng nhân nghĩa của ông, và để hiểu nhân nghĩa lại cần phải hiểu tư tưởng nhân của Khổng Tử mà ông đã kế thừa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...