Tài liệu Từ triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” đến triết lý hành động Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chủ tịch Hồ Chí Minh được bạn bè và các dân tộc ưa chuộng hòa bình trên khắp năm châu ca ngợi về sự kết hợp nhuần nhuyễn những nét tinh hoa trên thế giới. Sự kết hợp này được thể hiện rõ trong suy nghĩ và hành động của Người.

    Ngày 31-5-1946, trước khi đi Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với cụ Huỳnh Thúc Kháng rằng: Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở Cụ cùng anh em giải quyết cho. Mong Cụ dĩ bất biến ứng vạn biến. Thực ra câu Dĩ bất biến ứng vạn biến chỉ là một vế trong đôi câu đối hoàn chỉnh mà vế thứ hai là Dĩ chúng tâm vi kỷ tâm (Lấy tâm chúng sinh làm tâm của mình) trong nền văn hóa, triết học phương Đông.


    Như chúng ta đã biết, mối quan hệ giữa bất biến và vạn biến, giữa cái không thay đổi và cái thay đổi, giữa bản thể và hiện tượng, giữa cái nhất (cái một) và cái đa (cái nhiều), . là vấn đề trung tâm của triết học xuyên suốt từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Dĩ bất biến ứng vạn biến tức là lấy cái bất biến (không thay đổi) mà ứng phó với cái vạn biến (cái luôn thay đổi). Ý nghĩa triết lý trên là ở chỗ dù mọi sự vật hiện tượng thiên sai vạn biệt, phong phú, đa dạng, thay đổi khôn lường nhưng đều xoay quanh trục của nó, đó là bản thể, cái mà Trang Tử gọi là Chốt của đạo.


    Trong mối quan hệ giữa bản thể và hiện tượng thì bản thể là bất biến, không sinh không diệt; còn các hiện tượng biến chuyển không ngừng nay còn mai mất. Trong mỗi nền triết học, cái bất biến - bản thể không thêm không bớt này được gọi bằng những cái tên khác nhau, chẳng hạn như “Brahman” trong triết học Ấn Độ, “Đạo” trong học thuyết Lão Trang, “Thái cực” trong Kinh dịch, “vật chất” trong chủ nghĩa duy vật, “tâm” trong chủ nghĩa duy tâm; .


    Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, bản thể là vật chất, nhưng nó luôn vận động biến đổi, luôn chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác; nó vĩnh viễn, vô cùng, vô tận; nó bất biến so với hiện tượng luôn luôn thay đổi. Mọi sự vật hiện tượng đều là những dạng cụ thể của vật chất, có kết cấu hoặc nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra. Trong thế giới không có gì khác ngoài những quá trình vật chất đang vận
     

    Các file đính kèm:

    • a-.docx
      Kích thước:
      56.2 KB
      Xem:
      0
Đang tải...