Tài liệu "Tu thân" của Nho giáo và đối thoại văn hóa

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Từ sự “tu thân” mang tính chất đạo đức trong cuốn “Đại học” của Nho giáo, bài viết so sánh khái niệm đó với khái niệm “tính thể” của triết học phương Tây cận hiện đại. Và từ đó, bài viết bàn về mối quan hệ giữa tu thân với đối thoại văn hóa. Rằng, tu thân là cơ sở bền vững để thiết lập những đối thoại văn hóa không những giữa các cộng đồng trong một quốc gia, mà còn giữa các nền văn hóa khác nhau. Và, tu thân chính là tiến trình biện chứng giữa tiếp nhận và phát triển văn hóa.



    Trong Nho giáo, “tu thân” đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, bởi “Đã tu tập lấy được mình, thì mới sắp đặt nhà cửa cho chỉnh tề. Nhà cửa đã sắp đặt cho chỉnh tề, thì nước mới sửa trị được. Nước đã sửa trị, thiên hạ mới bình an”(1). Mạnh Tử cũng từng nói: “Người ta luôn nói “Thiên hạ, nước, nhà”. Gốc của thiên hạ là nước; gốc của nước là nhà; gốc của nhà là cá nhân”(2). Như vậy, mục đích của tiến trình tu thân không chỉ bó gọn trong phạm vi phát triển nhân cách của mỗi cá nhân, mà còn liên quan chặt chẽ đến sự tạo dựng bền vững các mối liên hệ giữa con người với nhau, với xã hội và thế giới. Chính thông qua tiến trình tu thân không ngừng, cá nhân con người học được cách tạo dựng gia đình yên ấm, quốc gia ổn định và thiên hạ bình an. Hơn nữa, về bản chất, vì con người là một tồn tại xã hội nên quá trình tu thân không chỉ bó hẹp trong sự phát triển luân lý đơn thuần, mà còn được hiểu như một quá trình “xã hội hóa” của cá nhân con người nhằm mục đích đạt đến sự toàn thiện của bản tính con người.


    Quá trình này luôn diễn ra trong một bối cảch lịch sử xã hội cụ thể, trong một truyền thống văn hóa của một cộng đồng cụ thể. Tu thân trước hết là quá trình hòa nhập của cá nhân với đời sống cộng đồng, đồng thời cũng là quá trình tham gia tích cực của cá nhân vì sự phát triển của cộng đồng. Tu thân, hiểu như vậy, là một tiến trình mở rộng (và vượt qua) liên tục bản ngã cá nhân, là một tiến trình tiếp nhận những giá trị mới, mở rộng và làm giàu chân trời truyền thống. Trong bối cảnh như vậy, tu thân còn là cơ sở bền vững để thiết lập những đối thoại văn hóa không những giữa các cộng đồng trong một quốc gia, mà còn giữa các nền văn hóa khác nhau.


    Để làm sáng tỏ những luận điểm trên, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung đi vào phân tích mối liên hệ giữa tu thân và bản tính con người trong Nho giáo, tính lịch sử cụ thể của tu thân trong một bối cảnh văn hóa và những cơ sở cho đối thoại văn hóa thông qua tiến trình tu thân.


    1. Bản tính con người và tu thân


    Mở đầu Trung dung, ta gặp ngay một tuyên ngôn hết sức cô đọng về bản tính con người và mục đích tu thân của con người: “Mạng (mệnh) trời gọi là tính. Noi theo tính gọi là Đạo. Tu theo Đạo gọi là Giáo” (Thiên mạng chi vị tính. Suất tính chi vị Đạo. Tu Đạo chi vị Giáo)(3). Tính ở đây là sự “hiện diện” của mạng trời trong con người, sự phú bẩm của trời cho người. Nhân tính chính là mạng trời ở dạng tiềm năng. Đạo chính là sự phát lộ (suất tính) của thiên mệnh (thiên tính) trong thế giới của con người, đấy là sự biểu hiện của thiên lý mà con người phải noi theo. Tu thân chính là tiến trình nhận biết (học hành) và “sửa trị” bản thân theo Đạo phát lộ ra đó. Như Phan Bội Châu đã phân tích, “hễ người nào tất phải tu lấy thân người ấy. Nhưng “tu thân” thời phải cậy bằng cái gì? Tất nhiên phải cậy bằng “đạo” (tu thân dĩ đạo) Chữ “đạo” ở đây tức là “suất tính chi vị đạo”. Suất sử được tính cho đúng với đường lối phải thời bảo rằng “đạo”; mình muốn sửa trị thân mình cũng chỉ lấy đạo lý
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...