Tiến Sĩ Tư sản người Việt ở Trung Kỳ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1930

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 6
    1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7
    1.1.1. Những công trình nghiên cứu về tư sản người Việt nói chung 7
    1.1.2. Những công trình nghiên cứu về lịch sử - văn hóa, kinh tế - xã hội, phong trào yêu nước - cách mạng của Trung Kỳ 14
    1.2. Những vấn đề luận án tập trung làm rõ 20
    Chương 2: TƯ SẢN NGƯỜI VIỆT Ở TRUNG KỲ TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914) 22
    2.1. Sự ra đời bộ phận tư sản người Việt ở Trung Kỳ 22
    2.1.1. Điều kiện lịch sử 22
    2.1.2. Sự ra đời bộ phận tư sản người Việt ở Trung Kỳ 32
    2.2. Hoạt động sản xuất, kinh doanh 38
    2.2.1. Các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh 38
    2.2.2. Các hình thức sản xuất, kinh doanh 47
    2.3. Tư sản người Việt ở Trung Kỳ với các cuộc vận động yêu nước đầu thế kỷ XX 51
    Tiểu kết chương 2 61
    Chương 3: TƯ SẢN NGƯỜI VIỆT Ở TRUNG KỲ TỪ NĂM 1914 ĐẾN NĂM 1930 62
    3.1. Tư sản người Việt ở Trung Kỳ từ năm 1914 đến năm 1918 62
    3.1.1. Bối cảnh lịch sử 62
    3.1.2. Hoạt động sản xuất, kinh doanh 65
    3.1.3. Tham gia phong trào yêu nước 73
    3.2. Tư sản người Việt ở Trung Kỳ từ năm 1919 đến năm 1930 77
    3.2.1. Điều kiện lịch sử mới 77
    3.2.2. Sự trưởng thành của tư sản người Việt ở Trung Kỳ 81
    3.2.3. Hoạt động sản xuất, kinh doanh 89
    3.2.4. Tham gia phong trào dân tộc dân chủ 105
    Tiểu kết chương 3 115
    Chương 4: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ LỊCH SỬ CỦA TƯ SẢN NGƯỜI VIỆT Ở TRUNG KỲ TRONG 30 NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX 116
    4.1. Đặc điểm của tư sản người Việt ở Trung Kỳ 116
    4.2. Vai trò lịch sử của tư sản người Việt ở Trung Kỳ 136
    4.2.1. Về kinh tế 137
    4.2.2. Về chính trị - xã hội 142
    Tiểu kết chương 4 145
    KẾT LUẬN 147
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤ LỤC 165
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trung Kỳ (Annam) là tên gọi theo sự phân chia của người Pháp khi đặt ách thống trị lên đất nước ta. Theo hiệp ước Hácmăng được ký kết giữa triều Nguyễn với thực dân Pháp ngày 25-8-1883 thì khu vực Trung Kỳ bao gồm các tỉnh từ Quảng Bình tới Ninh Thuận. Sau đó, trong Hiệp ước Patơnốt được ký ngày 6- 6- 1884, thực dân Pháp trả lại Bình Thuận ở phía Nam và Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ở phía Bắc cho khu vực Trung Kỳ. Như vậy, đến đầu những năm 20 của thế kỷ XX khu vực Trung Kỳ chính thức được xác lập từ địa giới phía Nam tỉnh Bình Thuận trở ra tới địa giới phía Nam tỉnh Ninh Bình, với các tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Phan Rang, Bình Thuận, Đắc Lắc, Kon Tum, Lâm Viên (sau tách thành Thành phố Đà Lạt và tỉnh Đồng Nai Thượng) và một thành phố “nhượng địa” là Đà Nẵng. Đây là khu vực có nhiều nét tương đồng về điều kiện địa lý, tự nhiên, xã hội, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế công - nông - thương nghiệp, có sức hấp dẫn đối với các nhà tư sản nước ngoài và Việt Nam.
    Dưới tác động của các cuộc khai thác thuộc địa và những điều kiện chủ quan, khách quan khác, cùng với tư sản người Việt cả nước, bộ phận tư sản người Việt ở Trung Kỳ cũng dần hình thành, phát triển, từ một bộ phận nhỏ bé trong xã hội ở đầu thế kỷ XX trở thành lực lượng có địa vị nhất định trong xã hội Trung Kỳ từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).
    Vừa ra đời, tư sản người Việt Trung Kỳ đã có những hoạt động dưới những hình thức khác nhau và cổ động làm ăn theo lối tư bản chủ nghĩa khá sôi nổi, với những phương thức kinh doanh phù hợp. Họ không ngừng vươn lên và từng bước khẳng định vai trò, vị thế của mình, trên cơ sở đó góp phần vào phong trào dân tộc trong những năm đầu thế kỷ XX.
    Cho đến nay vấn đề tư sản người Việt thời Pháp thuộc đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, một số công trình đã công bố. Tuy vậy, nhiều vấn đề lịch sử về tư sản người Việt như tác động của chính sách thống trị của thực dân Pháp đối với sự ra đời và trưởng thành của nó, hoạt động sản xuất kinh doanh, sự tham gia của họ vào phong trào dân tộc dân chủ, đặc điểm và vai trò lịch sử của họ đối với lịch sử dân tộc vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Hơn nữa, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào chuyên nghiên cứu về tư sản người Việt ở khu vực Trung Kỳ trong những thập niên đầu thế kỷ XX.
    Sự nghiệp đổi mới hiện nay đang gặt hái được nhiều thành tựu, đặc biệt sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đang thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh những cơ hội thuận lợi, các doanh nghiệp (cả quốc doanh lẫn tư doanh) vẫn còn lúng túng, chưa thích ứng kịp với những chuyển biến của cơ chế mới về cạnh tranh trên thị trường. Công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở khu vực đang gặp nhiều trở ngại. Chính sách của Nhà nước đối với doanh nhân, doanh nghiệp và cuộc vận động “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” vẫn còn những bất cập, chưa đạt kết quả như mong đợi. Cần phải có những nghiên cứu về kinh tế - xã hội thời kỳ trước đổi mới để đúc rút những bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho quá trình triển khai những chính sách trên.



    Từ thực tế trên, thiết nghĩ nghiên cứu về sự ra đời; hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động của bộ phận tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong phong trào dân tộc dân chủ; đặc điểm và vai trò của bộ phận người này trong 30 năm đầu thế kỷ XX vừa có giá trị khoa học vừa có giá trị thực tiễn sâu sắc.
    Về khoa học: Nhìn nhận toàn diện, sâu sắc về nguồn gốc, quá trình ra đời và những đặc điểm nổi bật trong hoạt động kinh tế lẫn chính trị của tư sản người Việt ở Trung Kỳ; góp phần vào việc đánh giá đúng vai trò của tư sản người Việt trong tiến trình lịch sử khu vực và dân tộc; đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hiện nay.
    Về thực tiễn: Giải quyết đề tài góp phần bổ sung, làm sáng tỏ, đầy đủ hơn trong nhận định, đánh giá về giai cấp tư sản Việt Nam; về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam dưới thời Pháp thuộc và tác động của chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đến quá trình công nghiệp hóa của thực dân Pháp ở Đông Dương; là tài liệu cần thiết để biên soạn, giảng dạy lịch sử Việt Nam thời cận đại ở bậc đại học.
    Với những lí do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Tư sản người Việt ở Trung Kỳ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1930” để nghiên cứu viết luận án Tiến sĩ Lịch sử.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    2.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là tư sản người Việt ở Trung Kỳ, với những vấn đề liên quan tới nó như sự ra đời, quá trình phát triển, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực kinh tế, sự tham gia phong trào dân tộc dân chủ và đặc điểm, vai trò lịch sử của họ trong 30 năm đầu thế kỷ XX.
    2.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Thời gian nghiên cứu của luận án là 30 năm đầu thế kỷ XX. Theo đó, luận án chia làm hai giai đoạn (từ đầu thế kỷ XX đến năm 1914 và 1914 - 1930) để thấy rõ quá trình trưởng thành và bước chuyển biến trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động chính trị - xã hội của tư sản người Việt ở Trung Kỳ dưới tác động của những điều kiện lịch sử cụ thể.
    - Không gian nghiên cứu của luận án là khu vực Trung Kỳ theo sự phân chia của người Pháp, gồm các tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Phan Rang, Bình Thuận, Đắc Lắc, Kon Tum, Lâm Viên (sau tách thành Thành phố Đà Lạt và tỉnh Đồng Nai Thượng) và thành phố Đà Nẵng.
    - Nội dung nghiên cứu của luận án được giới hạn trong việc tìm hiểu điều kiện, sự ra đời, quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sự tham gia của tư sản người Việt vào phong trào dân tộc dân chủ và đặc điểm, vai trò của họ đối với tiến trình lịch sử dân tộc trong trong 30 năm đầu thế kỷ XX
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu có hệ thống về quá trình phát sinh, phát triển và trưởng thành của tư sản người Việt ở Trung Kỳ; đặc điểm và vai trò của giai cấp này trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội trong 30 năm đầu thế kỷ XX.
    3.2. Nhiệm vụ của luận án
    Luận án giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
    - Phân tích những điều kiện lịch sử và nguồn gốc xuất thân của tư sản người Việt ở Trung Kỳ đầu thế kỷ XX.
    - Tái hiện có hệ thống hoạt động sản xuất, kinh doanh của tư sản người Việt ở Trung Kỳ trên từng lĩnh vực, ngành kinh tế cụ thể; sự tham gia của họ vào phong trào dân tộc dân chủ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1930. Qua đây làm rõ những thành công và hạn chế trong hoạt động của bộ phận tư sản người Việt ở Trung Kỳ 30 năm đầu thế kỷ XX.
    - Bước đầu rút ra những đặc điểm và vai trò lịch sử của bộ phận tư sản người Việt ở Trung Kỳ trong 30 năm đầu thế kỷ XX.
     
Đang tải...