Tài liệu Tư pháp quốc tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tư pháp quốc tế


    BÀI LÀM





    Nguyên tắc cơ bản của một ngành luật có vai trò rất quan trọng trong việc chỉ


    đạo, định hướng và áp dụng vào toàn bộ các quá trình của cơ chế điều chỉnh pháp


    luật: xác lập và phát huy hiệu lực của các văn bản QPPL, xuất hiện các quyền và


    nghĩa vụ trong khuôn khổ mà các QPPL đã dự liệu và định rõ; thực hiện các quyền


    và nghĩa vụ của chủ thể pháp luật cũng như trong quá trình áp dụng pháp


    luật Đồng thời, nguyên tắc của một ngành luật còn có ý nghĩa như là tiêu chuẩn


    quan trọng nhất để xác định tính hợp pháp và hợp lí trong xử sự của các chủ thể,


    tác động mạnh mẽ tới ý thức pháp luật, văn hóa pháp lí và trật tự pháp luật.


    Tương tự như trên, các nguyên tắc cơ bản của TPQT có vai trò rất quan trọng


    trong việc chỉ đạo, định hướng và áp dụng vào toàn bộ các quá trình của cơ chế


    điều chỉnh của TPQT. Trong TPQT nói chung, TPQT Việt Nam nói riêng có rất


    nhiều nguyên tắc như: nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lí giữa các chế độ sở hữu


    khác nhau, nguyên tắc công nhận quyền miễn trừ của quốc gia nhưng có một


    nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc không phân biệt đối xử. Nguyên tắc này có vai trò


    rất quan trọng trong TPQT, góp phần xóa bỏ các rào cản, loại bỏ sự phân biệt giữa


    các loại chủ thể khác nhau trong TPQT, thúc đẩy và mở rộng hợp tác giao lưu dân


    sự, từ đó đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa các nước. Do đó, nguyên tắc không phân


    biệt đối xử được coi là nguyên tắc cơ bản và phổ biến trong TPQT Việt Nam.


    1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử (NT, MFN) là nguyên tắc cơ bản


    trong TPQT Việt Nam.


    Nguyên tắc cơ bản của một ngành luật là những nguyên lí, những tư tưởng chỉ


    đạo cơ bản có tính chất xuất phát điểm, thể hiện tính toàn diện, linh hoạt và có tính


    bao quát, quyết định nội dung và hiệu lực của pháp luật. Nguyên tắc không phân


    biệt đối xử được thể hiện thông qua 2 nguyên tắc là nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia


    (National treatment -NT) và nguyên tắc Tối huệ quốc (The most favoured nation


    treatment- MFN).
    Hai thuật ngữ National treatment và The most favoured nation treatment xuất hiện


    khá sớm trong lịch sử NT ( thế kỉ XI); MFN (thế kỉ XVII) và hiện nay được áp


    dụng phổ biến trong TPQT của nhiều nước .


    Cơ sở pháp lí của 2 nguyên tắc này được quy định trong các ĐƯQT mà Việt


    Nam kí kết hoặc tham gia ( Ví dụ như trong Hiệp định GATT 1994, trong các Hiệp


    định tương trợ tư pháp ) hoặc trong pháp luật quốc gia (như trong Hiến


    pháp1992, Bộ luật Dân sự 2005, Luật Hôn nhân gia đình 2000 ).


    Nội dung cơ bản của nguyên tắc NT là việc một nước (nước sở tại) dành cho


    thể nhân, pháp nhân nước ngoài được hưởng các quyền dân sự và lao động cũng


    như thực hiện các nghĩa vụ ngang hoặc tương đương với những quyền và nghĩa vụ


    mà công dân nước sở tại đang và sẽ được hưởng trong tương lai. Không hoàn toàn


    giống với nguyên tắc NT, nội dung cơ bản của nguyên tắc MFN là thể nhân, pháp


    nhân nước ngoài được hưởng một chế độ mà nước sở tại dành cho thể nhân và


    pháp nhân nước ngoài của bất kì nước thứ 3 nào đang và sẽ được hưởng trong


    tương lai.


    Việc áp dụng 2 nguyên tắc này có vai trò to lớn trong TPQT, tránh sự phân biệt


    đối xử, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các thể nhân và pháp nhân nước


    ngoài với nhau tại nước sở tại (MFN) hay giữa thể nhân, pháp nhân nước ngoài với


    thể nhân và pháp nhân của nước sở tại (NT). Đặc biệt trong lĩnh vực thương mại


    quốc tế, nguyên tắc NT, MFN còn làm cho điều kiện cạnh tranh giữa các bạn hàng


    ngang bằng nhau, không có bất kì sự kì thị, phân biệt đối xử nào làm thúc đẩy quan


    hệ buôn bán giữa các nước.


    Phạm vi áp dụng 2 nguyên tắc này thường không đồng nhất. Thông thường


    MFN chỉ áp dụng trong lĩnh vực quan hệ kinh tế, thương mại và hàng hải trong khi


    đó nguyên tắc NT được áp dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực thuộc đối


    tượng điều chỉnh của TPQT (các quan hệ dân sự, lao động, hôn nhân gia đình có


    yếu tố nước ngoài). Tuy nhiên, việc áp dụng 2 nguyên tắc này cũng có các trường


    hợp ngoại lệ. Ví dụ như nguyên tắc NT, người nước ngoài tại Việt Nam có các


    quyền tương tư như công dân Việt Nam nhưng trong một số lĩnh vực thì người nước ngoài bị hạn chế một số quyền như : quyền tham gia bầu cử, quyền ứng cử,


    làm việc, học tập trong một số ngành nghề liên quan đến bí mật, an ninh quốc


    gia Trong nguyên tắc MFN cũng có một số ngoại lệ (thường trong lĩnh vực


    thương mại quốc tế).


    Trong quá trình giao lưu dân sự - kinh tế - thương mại quốc tế, có rất nhiều chủ


    thể tham gia. Các chủ thể này thường thực hiện hành vi của mình ở nước ngoài


    (giao kết hợp đồng, lao động, đăng kí kết hôn ). Khi họ đến nước sở tại, tại đây


    họ được đối xử bình đẳng như công dân, pháp nhân của nước sở tại cũng như công


    dân, pháp nhân của nước thứ 3 bất kì nào thì sẽ tạo điều kiện cho họ dễ dàng thực


    hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí của mình. Như vậy, bên cạnh việc chúng ta quy


    định cho họ các quyền mà họ được hưởng , chúng ta lại đối xử với họ bình đẳng


    như công dân, pháp nhân của nước ta cũng như công dân, pháp nhân của nước


    khác ở Việt Nam sẽ làm tiền đề, làm cơ sở để quy định cho họ các quyền và nghĩa


    vụ khác trên cơ sở quy định cá nguyên tắc khác. Chẳng hạn như đối với công dân


    thì vấn đề quan tâm đầu tiên là vấn đề về năng lực pháp luật dân sự của họ, từ đó


    mới quan tâm đến địa vị pháp lí của họ. Theo đó, tại K2 Đ761 Bộ luật Dân sự 2005


    có quy định “Người nước ngoài có năng lực pháp luật dan sự tại Việt Nam như


    công dân Việt Nam, trù trường hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


    có quy định khác”. Như vậy, chỉ khi chúng ta quy định cho người nước ngoài, pháp


    nhân nước ngoài được hưởng chế độ không phân biệt đối xử (NT và MFN) thì khi


    đó chúng ta mới có nền tảng, cơ sở để quy định các nguyên tắc khác trong pháp


    luật cũng như trong lĩnh vực TPQT. Không những thế, chỉ khi chúng ta tôn trọng


    và thực hiện đầy đủ nội dung của nguyên tắc NT, MFN thì chúng ta mới dễ dàng


    thực hiện được các nguyên tắc khác trên thực tế.


    Tóm lại, nguyên tắc NT, MFN cũng là một trong những nguyên tắc của TPQT


    nhưng nguyên tắc NT, MFN làm nền tảng, làm cơ sở và tiền đề để xây dựng và


    thực hiện các nguyên tắc khác. Nhận thức được vấn đề đó, bên cạnh các ĐƯQT ,


    ngay trong Hiến Pháp, chúng ta cũng đã có quy định : “Người nước ngoài cư trú


    tại Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, được bảo hộ tính
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...