Thạc Sĩ Từ ngữ chỉ thời gian trong ca dao về tình yêu đôi lứa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    iii
    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC BẢNG . iv
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
    1.1. Khái niệm thời gian 7
    1.1.1. Các quan niệm về thời gian . 7
    1.1.2. Thời gian trong nghệ thuật 9
    1.2. Sơ lược về từ và ngữ 12
    1.2.1. Về khái niệm từ, ngữ . 12
    1.2.2. Từ ngữ chỉ thời gian 15
    1.3. Ca dao và ca dao về tình yêu đôi lứa . 17
    1.3.1. Khái niệm ca dao . 17
    1.3.2. Ca dao về tình yêu đôi lứa . 18
    1.4. Tiểu kết . 20
    Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA TỪ NGỮ CHỈ THỜI GIAN
    TRONG CA DAO VỀ TÌNH YÊU ĐÔI LỨA 21
    2.1. Đặc điểm nguồn gốc và cấu tạo . 21
    2.1.1. Về nguồn gốc 21
    2.1.2. Về cấu tạo 23
    2.2. Đặc điểm ngữ pháp 25
    2.2.1. Về từ loại . 25
    2.2.2. Về Khả năng kết hợp . 37
    2.2.3. Về khả năng tham gia vào các thành phần câu . 46
    2.3. Một số cấu trúc thường gặp có sự tham gia của từ ngữ chỉ thời gian 52 iv
    2.3.1. Cấu trúc lặp . 52
    2.3.2. Cấu trúc so sánh 55
    2.3.3. Cấu trúc đối . 59
    2.4. Tiểu kết . 63
    Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ CHỈ THỜI GIAN
    TRONG CA DAO VỀ TÌNH YÊU ĐÔI LỨA 64
    3.1. Thời gian liên quan đến cảnh quan tự nhiên trong ca dao về tình yêu
    đôi lứa 65
    3.1.1. Thời gian xác định . 65
    3.1.2. Thời gian không xác định . 66
    3.2. Thời gian hiện tại hay thời gian diễn xướng 68
    3.3. Thời gian tâm lý . 73
    3.3.1. Thời gian gợi liên tưởng đến giai đoạn tỏ tình . 73
    3.3.2. Thời gian gợi liên tưởng đến giai đoạn tình yêu . 77
    3.3.3. Thời gian gợi liên tưởng đến những lời thề nguyền . 79
    3.3.4. Thời gian gợi liên tưởng đến sự hận tình . 83
    3.4. Tiểu kết . 87
    KẾT LUẬN 87
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
    iv
    DANH MỤC BẢNG
    Trang

    Bảng 2.1. Bảng thống kê các danh từ chỉ thời gian tiêu biểu trong Ca dao về
    tình yêu đôi lứa . 26
    Bảng 2.2. Bảng thống kê từ ngữ chỉ thời gian trong Ca dao về tình yêu đôi lứa . 27
    Bảng 2.3. Bảng cấu trúc so sánh trong Ca dao về tình yêu đôi lứa 56

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Trong thế giới khách quan, mọi sự vật, hiện tượng đều được gắn với
    hệ tọa độ không gian – thời gian xác định, nên những cảm nhận của con người
    về thế giới đều bắt đầu từ sự đổi thay của không gian, thời gian. Từ sự đổi thay
    của không gian, thời gian, con người nhận ra sự đổi thay trong chính mình. Vì
    vậy, bên cạnh không gian, thời gian trở thành một trong những đối tượng phản
    ánh phổ biến của tác phẩm văn học, một phạm trù thẩm mỹ. Không có hình
    tượng nghệ thuật nào lại không tồn tại trong không gian, thời gian của chủ thể
    sáng tạo. “Nếu hiểu thơ ca là sự cảm nhận thế giới và con người thì thời gian,
    không gian chính là hình thức để con người cảm nhận thế giới và con người”
    (Trần Đình Sử) [43]. Thời gian trong nghệ thuật cũng được coi là một hiện
    tượng nghệ thuật. Thời gian gắn với những quan niệm về nghệ thuật, về con
    người, về thế giới của chủ thể. Thời gian là sản phẩm của nghệ sĩ nhằm biểu
    hiện về con người, về thế giới, đồng thời thể hiện quan niệm nhân sinh. Thời
    gian còn là một yếu tố quan trọng làm nền cho tác phẩm góp phần bộc lộ chủ đề
    tác phẩm. Thời gian trong nghệ thuật có mô hình và ngôn ngữ riêng của mình vì
    nó thể hiện quan niệm về trật tự thế giới, về sự lựa chọn của con người.
    1.2. Trong các tác phẩm văn học dân gian, đặc biệt là ở thể loại ca dao, các
    từ ngữ chỉ thời gian xuất hiện đa dạng, phong phú, nhiều tầng bậc góp phần thể
    hiện thế giới tâm tư tình cảm của người nghệ sĩ; cũng là một phần trong phong
    cách, quan niệm sáng tác của mỗi tác giả. Tìm hiểu các tác phẩm ca dao dưới
    góc độ ngôn ngữ, không thể bỏ qua việc khảo sát các từ ngữ chỉ thời gian. Bởi
    vậy; việc khảo sát, nghiên cứu đặc điểm lớp từ ngữ chỉ thời gian trong các tác
    phẩm của các tác giả cụ thể đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều
    học viên ngôn ngữ.
    1.3. Ca dao Việt Nam được xem là tấm gương phản ánh trung thực hình
    ảnh thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Đó là kho tài liệu phong phú về
    phong tục, tập quán trong các lĩnh vực vật chất và tinh thần của nhân dân lao
    động. Trong đó, ca dao về tình yêu đôi lứa được coi là một tiểu loại chiếm vị trí 2
    quan trọng trong kho tàng ca dao của dân tộc. Tìm hiểu và nghiên cứu ca dao về
    tình yêu đôi lứa, ta sẽ thấy cách thể hiện độc đáo và sâu sắc của tác giả dân gian
    về đời sống tâm hồn con người Việt Nam qua bao thế hệ. Nghiên cứu ca dao về
    tình yêu đôi lứa theo hướng tiếp cận thi pháp, chúng ta có thể tìm hiểu được các
    phương diện đề tài, cảm hứng sáng tác, nhân vật trữ tình, không gian- thời gian
    nghệ thuật, hình thức diễn xướng. Trong đó, thời gian nghệ thuật là yếu tố quan
    trọng trong việc thể hiện nội dung và ý đồ nghệ thuật của tác phẩm. Thời gian
    được diễn tả trong ca dao về tình yêu đôi lứa là thời gian nghệ thuật. Mỗi thể
    loại văn học đều mang nét đặc thù riêng về thời gian nghệ thuật. Nếu như trong
    sử thi là thời gian “khuyết sử”, mang đậm chất thần thoại; thời gian trong cổ
    tích là thời gian của quá khứ không xác định, mang tính hoang đường thì thời
    gian nghệ thuật trong ca dao là thời gian hiện tại, có nghĩa là "thời gian của tác
    giả và thời gian của người đọc (người thưởng thức) hòa lẫn với thời gian của
    người diễn xướng”.
    Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về lớp từ ngữ
    chỉ thời gian trong ca dao nói chung , trong ca dao về tình yêu đôi lứa nói riêng.
    Trong tình hình như vậy, chúng tôi chọn đề tài “Từ ngữ chỉ thời gian trong
    ca dao về tình yêu đôi lứa” để nhằm làm rõ vai trò của lớp từ ngữ này trong ca
    dao, góp phần làm rõ thêm một cái nhìn, một cách tiếp cận về phong cách sáng
    tác của các tác giả dân gian.
    2. Lịch sử vấn đề
    2.1. Sơ lược tình hình nghiên cứu về ca dao
    Những công trình nghiên cứu về ca dao trong mấy thập kỷ qua là vô cùng
    phong phú và đa dạng với số lượng ngày càng tăng. Tuy nhiên, các công trình
    có tính chất sưu tầm vẫn chiếm đa số. Có thể kể ra một số công trình nghiên
    cứu như: Cấu trúc ca dao trữ tình của Lê Đức Luận, Bình giảng ca dao của tác
    giả Triều Nguyên, Ngôn ngữ ca dao Việt Nam của Mai Ngọc Chừ,
    Với Chuyên luận Thi pháp ca dao, Nguyễn Xuân Kính đã đi vào tìm hiểu
    các vấn đề ngôn ngữ, hình tượng, kết cấu, thể thơ, thi pháp diễn xướng, thời
    gian và không gian nghệ thuật của ca dao truyền thống. 3
    Trong Những thế giới nghệ thuật trong ca dao, tác giả Phạm Thu Yến đã
    đề cập đến vấn đề “Thời gian và không gian nghệ thuật trong ca dao”. Viết về
    vấn đề này, tác giả khẳng định, không gian nghệ thuật trong ca dao gồm không
    gian vật lý và không gian tâm lý. Từ việc khảo sát những lời ca dao cổ truyền,
    tác giả đã rút ra đặc điểm và ý nghĩa của yếu tố nghệ thuật này.
    Tác giả Nguyễn Hằng Phương nghiên cứu Ca dao cổ truyền người Việt với
    tính mơ hồ đa nghĩa trên bình diện ngôn ngữ văn học đã làm rõ những biểu
    hiện tiêu biểu của tính mơ hồ đa nghĩa trong một số lời ca dao cổ truyền, nhằm
    mục đích nhận diện tính mơ hồ đa nghĩa trên bình diện ngôn ngữ cùng vai trò
    của nó ở những lời ca dao cổ truyền, làm tiền đề cho sự bình giá có cơ sở và sự
    tiếp nhận sâu sắc tác phẩm.
    Tác giả Lê Thị Nguyệt trong Luận văn Nét đẹp của người phụ nữ trong ca
    dao cổ truyền người Việt đã góp phần vào việc tìm hiểu quan điểm thẩm mỹ
    của nhân dân lao động về vẻ đẹp của người phụ nữ xưa. Đồng thời, khẳng định
    những giá trị đã tạo nên vẻ đẹp, sức sống của người phụ nữ nói riêng, con người
    Việt Nam nói chung. Từ đó, phát huy những vẻ đẹp vốn có để giữ gìn bản sắc
    văn hóa dân tộc.
    Như vậy, qua các bài nghiên cứu về ca dao, chúng tôi nhận thấy các tác giả
    đã có khá nhiều đóng góp trong việc phát hiện một số đặc điểm về nội dung,
    nghệ thuật nổi bật của ca dao. Song, tiếp cận các tác phẩm ca dao trên bình diện
    ngôn ngữ học còn ít và chưa có đề tài nào khảo sát, nghiên cứu đặc điểm lớp từ
    ngữ chỉ thời gian trong ca dao về tình yêu đôi lứa.
    2.2. Sơ lược về nghiên cứu Từ ngữ chỉ thời gian trong ca dao
    Thời gian nghệ thuật là một yếu tố thi pháp được một số nhà nghiên cứu
    quan tâm. D.X.Likhachop trong cuốn Thi pháp văn học Nga cổ đã nói: “Thời
    gian là đối tượng, là chủ thể, là công cụ miêu tả, là sự ý thức và cảm giác về sự
    vận động và đổi thay của thế giới trong các hình thức đa dạng của thời gian
    xuyên suốt tác phẩm văn học”. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa “Thời
    gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính
    chỉnh thể của nó” [4]. Trong Giáo trình Dẫn luận thi pháp học, giáo sư Trần 4
    Đình Sử cho rằng “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm
    được trong tác phẩm với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều
    thời gian là hiện tai, quá khứ hay tương lai” [43]. Thời gian nghệ thuật là sản
    phẩm sáng tạo của nghệ sĩ, nó gợi lên trong trí tưởng tượng của chúng ta qua
    các tín hiệu ngôn từ và mang tính vận động rõ nét. Để tạo nên thời gian nghệ
    thuật cho mỗi tác phẩm luôn có những lớp từ ngữ mang nét đặc trưng riêng. Đã
    có việc khảo sát, nghiên cứu các từ ngữ chỉ thời gian nghệ thuật trong tác phẩm
    của một vài tác giả.
    Về cách diễn đạt thời gian, trong bài Về một phương diện trong ca dao,
    Trần Thị An đã đưa ra nhận xét rằng trong ca dao tình yêu, thời gian cá nhân
    riêng biệt, thời gian khách quan, thời gian xã hội bị nhạt nhòa. Do đó, trong
    việc miêu tả thời gian, người bình dân thường sử dụng những cách nói ước lệ,
    công thức.
    Tác giả Lý Thơ Phúc trong bài viết Không gian và thời gian nghệ thuật
    trong ca dao tình yêu đôi lứa ở Phú Yên đã trình bày những đặc trưng cơ bản
    của không gian và thời gian trong các bài ca dao về tình yêu đôi lứa, làm nổi bật
    các kiểu thời gian và không gian được sử dụng, những phương tiện nghệ thuật
    nhằm giãi bày tình cảm, cảm xúc của con người Phú Yên.
    Trên cơ sở nguồn tư liệu quí báu có tính gợi mở, định hướng của các bài
    nghiên cứu, thẩm bình, lựa chọn đề tài “Từ ngữ chỉ thời gian trong ca dao về
    tình yêu đôi lứa”, chúng tôi cố gắng tìm ra cách tiếp cận ca dao tình yêu đôi lứa
    ở một góc độ mới: tìm hiểu cách tổ chức ngôn từ của tác giả dân gian trong việc
    biểu hiện thời gian nghệ thuật.
    3. Đối tượng và phạm vi
    3.1. Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các từ ngữ chỉ thời
    gian trong ca dao về tình yêu đôi lứa.
    3.2. Phạm vi tư liệu: Các tư liệu khảo sát trong Luận văn được thu thập từ
    những bài ca dao về Tình yêu đôi lứa trong Kho tàng ca dao người Việt (Tập 1,
    Tập 2) Nguyễn Xuân Kính - Phan Đăng Nhật chủ biên, do NXB Văn hóa
    Thông tin tái bản năm 2001. 5
    4. Mục đích và nhiệm vụ
    4.1. Mục đích:
    - Làm rõ đặc điểm của lớp từ ngữ chỉ thời gian trong ca dao về tình yêu đôi
    lứa ở các phương diện: hình thức cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa.
    - Làm rõ vai trò của lớp từ ngữ này trong việc tham gia biểu thị tình yêu
    đôi lứa.
    4.2. Nhiệm vụ: Luận văn có những nhiệm vụ cơ bản sau:
    - Hệ thống hóa các quan điểm về các từ chỉ thời gian trong ca dao để có cơ
    sở vững chắc cho việc thực hiện các thao tác nghiên cứu về từ ngữ chỉ thời gian
    trong ca dao về tình yêu đôi lứa.
    - Xác định và phân tích các đặc điểm về cấu tạo và các nội dung ngữ nghĩa
    của từ ngữ chỉ thời gian trong ca dao về tình yêu đôi lứa.
    - Trên cơ sở khảo sát, thống kê, phân loại các từ ngữ chỉ thời gian trong ca
    dao về tình yêu đôi lứa, chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cách tổ chức ngôn
    từ của tác giả dân gian khi biểu hiện thời gian nghệ thuật.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
    Phương pháp này được sử dụng để thống kê và phân loại các đơn vị từ
    ngữ chỉ thời gian trong ca dao về tình yêu đôi lứa ở phạm vi nguồn tư liệu
    khảo sát đã xác định.
    5.2. Phương pháp miêu tả
    Được sử dụng để miêu tả các đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của từ ngữ
    chỉ thời gian trong ca dao về tình yêu đôi lứa, từ đó rút ra các kết luận về đối
    tượng nghiên cứu.
    5.3. Phương pháp phân tích
    Được sử dụng để phân tích nội dung các bài ca dao về tình yêu đôi lứa có
    sử dụng từ ngữ chỉ thời gian từ đó làm rõ vai trò của lớp từ ngữ này trong việc
    biểu hiện các chủ đề trong ca dao về tình yêu đôi lứa. 6
    6. Đóng góp của Luận văn:
    Luận văn đưa ra cách tiếp cận mới trên cơ sở vận dụng kiến thức ngôn ngữ
    học vào việc nghiên cứu ca dao về tình yêu đôi lứa. Cung cấp các cứ liệu về đặc
    điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa cũng như giá trị của lớp từ ngữ chỉ thời gian
    trong ca dao về tình yêu đôi lứa. Từ những kết quả khảo sát của đề tài, luận văn
    đóng góp thêm một cách tiếp cận về ca dao dưới góc độ ngôn ngữ học, giúp cho
    việc phân tích và giảng dạy các tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường
    phổ thông có cơ sở và có sức thuyết phục hơn
    7. Bố cục Luận văn:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm có ba chương:
    Chương 1: Cơ sở lí thuyết
    Chương 2: Đặc điểm cấu trúc của từ ngữ chỉ thời gian trong ca dao về
    tình yêu đôi lứa;
    Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ thời gian trong ca dao
    về tình yêu đôi lứa
     
Đang tải...