Thạc Sĩ Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày (có so sánh với tiếng Việt)

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MƠ ĐÂU


    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Việt Nam là một trong những nước thuộc khu vực Đông Nam Á có nền văn minh nông nghiệp lúa nước điển hình. Xã hội lúa nước Việt Nam đã để lại những dấu ấn nhất định trong ngôn ngữ, đó là kho tàng từ vựng hết sức phong phú phản ánh những tri thức của người Việt về một thế giới xung quanh cây lúa nước. Đồng thời nền văn minh nông nghiệp của người Việt cũng là sự thể hiện rõ nhất của một nền văn hoá nông nghiệp lúa nước. Văn hoá nông nghiệp lúa nước Việt Nam có những nét chung với các nền văn hoá lúa nước cùng khu vực, nhưng lại có những nét khu biệt rất riêng, làm thành bản sắc văn hoá Việt Nam.

    Nước ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó có 53 dân tộc thiểu số. Trong nền văn hoá đa dân tộc, đa ngôn ngữ đó, mỗi dân tộc anh em đều có bản sắc văn hoá riêng, tiếng nói riêng của mình. Để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta phải giữ gìn và phát huy bản sắc riêng của mỗi dân tộc để đảm bảo tính đa dạng phong phú của nền văn hoá Việt Nam trong thời đại ngày nay. Đồng thời, chúng ta cũng cần bảo tồn ngôn ngữ dân tộc vì nó là yếu tố quan trọng nhất của văn hóa, ghi nhận và bảo tồn giá trị văn hóa, tri thức của dân tộc đó.

    Trong số các dân tộc ít người ở Việt Nam, dân tộc Tày là một cộng đồng tộc người có số dân đông nhất, có hơn 1 triệu người. Cư trú trên những cánh đồng màu mỡ ở các thung lũng trong đó có nhiều cánh đồng khá lớn như Hoà An, Tràng Định, Lạng Sơn, Phủ Thông, Bắc Quang, người Tày đã có một nền tảng kinh tế trồng lúa nước khá phát triển. Việc trồng lúa nước thay cho việc trồng cây ăn củ và trồng lúa nương là đặc điểm văn hoá vật chất lớn nhất của người Tày. Ở đấy bao gồm tất cả những nét nổi bật và đặc trưng về văn hoá vật chất như ăn, mặc, ở, trồng trọt, chăn nuôi của người Tày. Đặc biệt là hệ thống từ ngữ biểu thị tên gọi của lúa, với các trạng thái, các sản phẩm, chế phẩm lúa gạo do con người tạo ra.

    Việc nghiên cứu tìm hiểu từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo của người Tày thiết nghĩ là việc làm cần thiết, góp phần gìn giữ và bảo vệ ngôn ngữ dân tộc và phát huy bản sắc văn hoá của người Tày. Mặt khác nó giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về một nét văn hoá lâu đời của đồng bào dân tộc Tày, góp phần làm phong phú thêm về mặt tư liệu văn hoá của dân tộc Tày và văn hoá của dân tộc thiểu số.

    Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề Từ ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày (có so sánh với tiếng Việt) để làm đề tài nghiên cứu cho mình. Hơn nữa, là người dân tộc Tày nên việc chọn vấn đề này làm đề tài luận văn còn nhằm mục đích giúp chính người viết tìm tòi và hiểu rõ hơn về ngôn ngữ và văn hoá của dân tộc mình trong toàn bộ tiến trình phát triển truyền thống văn hoá rất đỗi tự hào của dân tộc. Mặt khác, việc nghiên cứu này còn nhằm mục đích thiết thực là giúp cho dân tộc khác hiểu được hệ thống từ ngữ chỉ lúa gạo, hiểu thêm văn hoá của người Tày.

    Nghiên cứu từ ngữ chỉ lúa gạo và các sản phẩm làm từ lúa gạo của người Tày là việc làm cần thiết không những có ý nghĩa về mặt khoa học thực tiễn mà nó còn góp phần quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ dân tộc Tày có ý thức giữ gìn và phát huy ngôn ngữ và bản sắc dân tộc.




    Ngôn Thị Bích


    MỤC LỤC


    trang
    MƠ ĐÂU . 1

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

    2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2

    3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

    4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ . 4

    5. Tư LIÊU VA PHưƠNG PHAP . 5

    6. CÁI MỚI VÀ Y NGHIA, ĐÓNG GÓP CUA ĐÊ TAI . 7

    Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT . 9


    1.1. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH VỊ, TỪ, NGỮ VÀ NGHĨA 9

    1.1.1. Hình vị 9

    1.1.2. Khái niệm từ 11

    1.1.3. Ngữ . 13

    1.1.4. Nghĩa . 14

    1.1.5. Từ, ngữ chỉ lúa gạo và sản phẩm làm từ lúa gạo 16

    1.2. VẤN ĐỀ ĐỊNH DANH . 18

    1.2.1. Khái niệm định danh . 18

    1.2.2. Đơn vị định danh và đơn vị miêu tả 19

    1.3. VÀI NÉT VỀ NGưỜI TÀY VÀ TIẾNG TÀY Ở VIỆT NAM 19

    1.3.1. Vài nét về người Tày ở Việt Nam 19

    1.3.2. Vài nét về tiếng Tày ở Việt Nam . 23

    1.4. NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA 33

    1.4.1. Khái niệm văn hóa . 33

    1.4.2. Quan hệ ngôn ngữ và văn hóa 35

    1.5. TIỂU KẾT . 36


    Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) 38
    2.1. DẪN NHẬP 38

    2.2. CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO TRONG TIẾNG

    TÀY . 39

    2.2.1. Tình hình tư liệu 39

    2.2.2. Đặc điểm cấu trúc của từ chỉ lúa gạo . 40

    2.2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa . 42

    2.2.4. Đặc điểm phương thức định danh 45

    2.2.5. Cấu trúc và ngữ nghĩa của ngữ chỉ lúa gạo 48

    2.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA TỪ NGỮ CHỈ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO . 49
    2.3.1. Tình hình tư liệu 49

    2.3.2. Đặc điểm cấu trúc từ 51

    2.3.3. Đặc điểm ngữ nghĩa . 54

    2.3.4. Đặc điểm phương thức định danh 55

    2.3.5. Cấu trúc và ngữ nghĩa của ngữ chỉ sản phẩm làm từ lúa gạo 58

    2.4. SỰ TưƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY VÀ TIẾNG VIỆT 60
    2.4.1. Sự tương đồng . 60

    2.4.2. Sự khác biệt . 63

    2.5. TIỂU KẾT . 65

    Chương 3. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) . 67
    3.1. DẪN NHẬP 67


    3.2. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA GẠO . 67
    3.2.1. Đặc điểm phương thức canh tác nông nghiệp 69

    3.2.2. Văn hóa ẩm thực 70

    3.2.3. Văn hóa ứng xử . 78

    3.2.4. Văn hóa tâm linh . 80

    3.3. NHỮNG TưƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA QUA TỪ NGỮ CHỈ LÚA GẠO VÀ SẢN PHẨM TỪ LÚA GẠO TRONG TIẾNG TÀY VÀ TIẾNG VIỆT 90
    3.3.1. Sự tương đồng . 90

    3.3.2. Sự khác biệt . 94

    3.4. TIỂU KẾT . 97

    KẾT LUẬN . 98

    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...