Báo Cáo Từ mô hình tăng trưởng phụ thuộc vào đầu tư công đến sự tích lũy rủi ro kinh tế vĩ mô ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt


    Bài viết này cho rằng trong những năm gần đây tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào sư mở rộng đầu tư, trong đó đầu tư công và đầu tư qua các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò căn bản. Do hiệu quả đầu tư có khuynh hướng giảm, tỷ trọng đầu tư công có khuynh hướng tăng. Đây là nguyên nhân khiến khoảng cách tiết kiệm-đầu tư của nền kinh tế ngày càng mở rộng, mà cốt lõi là khoảng cách tiết kiệm – đầu tư trong khu vực công (thâm hụt ngân sách). Điều này tất yếu đi liền với thâm hụt cán cân vãng lai, dẫn tới hiện tượng “thâm hụt kép” kinh niên. Những mất cân đối đó khiến nền kinh tế trở nên dễ tổn thương trước các cú sốc từ bên ngoài, mà khu vực ngân hàng thương mại phải chịu sức ép lớn nhất, dẫn tới nguy cơ trực tiếp là các cuộc khủng hoảng tiền tệ. Kết quả là, Việt Nam đang dần lún sâu vào quỹ đạo điển hình của một nền kinh tế hàm chứa rủi ro khủng hoảng ngân hàng đi liền với rủi ro khủng hoảng tiền tệ (khủng hoảng đôi). Rủi ro về khủng hoảng nợ là chưa rõ ràng, nhưng có thể sẽ diễn biến rất nhanh khi hệ thống ngân hàng và tài chính lâm vào khủng hoảng, buộc Chính phủ phải đứng ra giải cứu trong khi nguồn thu suy giảm, khiến ngân sách bị cạn kiệt nhanh trong một thời gian ngắn. Những rủi ro này đòi hỏi Việt Nam cần xây dựng một lộ trình rõ ràng bao gồm nhiều giai đoạn nhằm tái lập những cân đối cơ bản trong nền kinh tế, mà tâm điểm ưu tiên là cân đối tài khóa và cải cách hệ thống tài chính, và cần một sự thận trọng trong lộ trình hướng tới tự do hóa tài khoản vốn.






    Từ khóa: đầu tư công, rủi ro kinh tế vĩ mô, tính bất ổn của hệ thống tài chính, mất cân đối vĩ mô, khủng hoảng ngân hàng, khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng nợ, Việt Nam.







    Mục lục








    Giới thiệu .3


    1. Một số đặc điểm kinh tế vĩ mô của Việt Nam .4


    1.1. Tăng trưởng kinh tế và bất ổn vĩ mô . 4


    1.2. Ngân sách nhà nước . 5


    1.3. Thương mại quốc tế và tỷ giá 6


    2. Những mất cân đối chính của nền kinh tế 9


    2.1. Mất cân đối Tiết kiệm - đầu tư 10


    2.2. Thâm hụt ngân sách . 13


    2.3. Thâm hụt thương mại 14


    3. Những vấn đề của hệ thống tài chính .18


    3.1. Sự phát triển của hệ thống tài chính 18


    3.2. Tín dụng cho hệ thống doanh nghiệp 20


    4. Phòng ngừa những rủi ro tiềm tàng của nền kinh tế 22


    4.1. Nguồn gốc rủi ro 22


    4.2. Nhận định rủi ro . 25


    4.3. Giải pháp . 27

    Giới thiệu


    Việt Nam bước vào thập niên 2011-2020 với những đặc điểm quan trọng: di sản từ cuộc cải cách hai thập kỷ, gắn liền với những xáo trộn to lớn của nền kinh tế thế giới sau cuộc khủng khoảng tài chính-kinh tế toàn cầu. Điều này hàm ý rằng nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước một giai đoạn mà sự thay đổi từ bên trong vừa đỏi hỏi một sự biến đổi mới về chất, đồng thời lại phải diễn ra trong một môi trường quốc tế cũng đang thay đổi quyết liệt. Vì vậy, tư duy lại mô hình tăng trưởng có ý nghĩa bản lề trong con đường phát triển của Việt Nam.


    Nhằm góp phần vào mục tiêu trên, bài nghiên cứu này hướng tới định dạng một điểm yếu căn bản của nền kinh tế vĩ mô Việt Nam trong bối cảnh mới của nền kinh tế toàn cầu là mô hình tăng trưởng còn phụ thuộc nặng nề vào đầu tư công, trên cơ sở đó phân tích những rủi ro liên quan đến kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính mà Việt Nam phải đối mặt. Bài nghiên cứu bước đầu đề xuất các giải pháp để giảm thiểu những rủi ro này, với mục tiêu góp phần hướng đến sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế trong dài hạn.


    Giả thuyết chính được đề xuất trong bài nghiên cứu này là nguồn gốc của rủi ro vĩ mô và tài chính trong một nước như Việt Nam (với ba đặc tính chủ yếu là: đang phát triển, đang chuyển đổi và độ mở cao) có thể xuất phát từ hai nguồn chính: bên trong và bên ngoài nền kinh tế. Đối với những nguồn gốc bên trong, sự bất ổn tài chính và kinh tế vĩ mô chủ yếu xuất phát từ mô hình tăng trưởng kinh tế hiện nay phụ thuộc nhiều vào sự mở rộng đồng tư, mà đầu tư công đóng vai trò nền tảng. Sự mở rộng đầu tư nhằm tạo ra tăng trưởng trong một nền kinh tế mà hiệu suất biên của vốn có khuynh hướng giảm (thể hiện qua chỉ số ICOR tăng) khiến quy mô đầu tư trong thành phần tổng cầu phải tăng liên tục, do đó tích tụ những mất cân đối vĩ mô, và cốt lõi là mất cân bằng tiết kiệm-đầu tư. Với vai trò làm nền tảng của khu vực doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công và đầu tư thông qua các doanh nghiệp nhà nước tạo nên khuynh hướng các doanh nghiệp này đi vào quỹ đạo vay mượn quá mức, tạo sức ép lên hệ thống ngân hàng tài chính. Hiệu ứng lấn át xuất hiện rõ ràng và lãi suất bị kìm giữ ở mức cao, khiến khu vực tư nhân phát triển chậm hơn mức tiềm năng. Thêm vào đó, sự mất cân đối tiết kiệm – đầu tư tạo nên thâm hụt kép, và do đó giảm dư địa chính sách vĩ mô, dẫn tới sự lúng túng và bất nhất trong thiết kế và điều hành (kết hợp) chính sách vĩ mô. Đối với những nguồn gốc từ bên ngoài, sự thăng trầm không dự báo được của dòng vốn ra và vào đi liền với những cú sốc từ kinh tế thế giới và khu vực như thay đổi về lãi suất, giá trị các đồng tiền mạnh, v.v có thể là nguyên nhân làm suy yếu hoặc kích hoạt sự rối loạn từ bên trong nếu không có chính sách điều hành vĩ mô phù hợp. Hai nguồn rủi ro này có quan hệ mật thiết với nhau

    và có thể tự gây nên những chuỗi phản ứng tự tái tạo và tích lũy rủi ro lên tổng thể nền kinh tế.


    1. Một số đặc điểm kinh tế vĩ mô của Việt Nam




    1.1. Tăng trưởng kinh tế và bất ổn vĩ mô




    Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, Việt Nam chứng kiến một giai đoạn tăng trưởng kinh tế có tốc độ chững lại so với thập niên trước đó. Vào cuối thập niên 1990, đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm lại vì những dấu hiệu do dự trong tiến trình cải cách kinh tế xuất hiện từ năm 1996, đồng thời đi liền với những ảnh hưởng lan truyền tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997. Hậu quả của tình trạng này là nền kinh tế trải qua một giai đoạn suy giảm tốc độ tăng trưởng đi liền với hiện tượng giảm phát trong những năm 1999-2001 (xem Hình 1).


    Hình 2. Tăng trưởng kinh tế và lạm phát, 1995-2009
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...