Luận Văn Từ lý thuyết chủ nghĩa thế giới đến toàn cầu hóa các quan hệ quốc tế và quan điểm của chúng ta

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TỪ LÝ THUYẾT CHỦ NGHĨA THẾ GIỚI ĐẾN TOÀN CẦU HÓA CÁC QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ QUAN ĐIỂM CỦA CHÚNG TA

    Trong bối cảnh quốc tế sau chiến tranh lạnh, cộng đồng các quốc gia - dân téc trên thế giới đang tồn tại và vận động trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử khá đặc biệt. Cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển vượt bậc với những thành tựu kỳ diệu, dẫn tới sự bùng nổ thông tin, tri thức, công nghệ. Toàn cầu hóa trở thành mét xu thế khách quan của đời sống quan hệ quốc tế, làm gia tăng rõ rệt tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước trong cộng đồng thế giới. Các tổ chức quốc tế mở rộng địa bàn và lĩnh vực hoạt động, đặc biệt các công ty xuyên quốc gia ngày càng gia tăng vai trò và ảnh hưởng trên trườn quốc tế, nhất là về mặt kinh tế. Sự kết thúc chiến tranh lạnh và trật tự thế giới hai cực đối đầu tan rã cũng góp phần nhất định trong việc làm cho xu hướng hòa bình, ổn định, hợp tác để phát triển trở thành xu hướng lớn của thế giới ngày nay. Do vậy, nhìn chung các nước trên thế giới đều muốn mở rộng quan hệ đối ngoại nhằm giành cơ hội thuận lợi để phát triển đất nước và xác lập chỗ đứng mà họ cho là phải xứng đáng với vị thế của mình trong trật tự thế giới đang hình thành sau chiến tranh lạnh.
    Tuy nhiên, tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh diễn biến phức tạp, hệ thống quan hệ quốc tế có những đảo lộn, biến đổi sâu sắc. Một học giả phương Tây nhận xét: "Điều hiển nhiên là chiến tranh lạnh đã kết thúc, song chóng ta đứng trước không phải là một trật tự thế giới mới, mà là một hành tinh đầy nhiễu nhương và tan tác". Song điều đáng nói hơn là các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, trước hết là Mỹ, không những đang ra sức tận dụng những biến đổi của trật tự thế giới, những lợi thế của mình để xây dựng, củng cố vị thế quốc tế của mình trong tương quan lực lượng trên bàn cờ chính trị - kinh tế thế giới, mà còn muốn áp đặt ý chí, luật lệ và giá trị của mình lên các nước khác. Trong lĩnh vực nghiên cứu các lý thuyết quan hệ quốc tế hiện đại cũng đang có những trường phái khác nhau, phản ánh những trào lưu tư tưởng khác nhau, phục vụ những lợi Ých khác nhau. Chuyên đề này đề cập đến một trong những lý thuyết quan hệ quốc tế hiện đại đang nổi lên ở các nước phương Tây - lý thuyết chủ nghĩa thế giới và mối quan hệ giữa lý thuyết này với chiến lược toàn cầu sau chiến tranh lạnh của Mỹ, từ đó nêu lên quan điểm của chúng ta.
    I. KHÁI NIỆM VỀ LÝ THUYẾT CHỦ NGHĨA THẾ GIỚI TRONG HỆ THỐNG CÁC LÝ THUYẾT QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở PHƯƠNG TÂY
    Khác với một số lý thuyết quan hệ quốc tế khác, lý thuyết chủ nghĩa thế giới (Kosmopolitism) trong quan hệ quốc tế ra đời khá sớm, từ thế kỷ XVIII. Đây là lý thuyết do các nhà triết học và các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng thời kỳ cận đại khai sinh. Nền tảng tư tưởng cho lý thuyết chủ nghĩa thế giới của họ dùa trên những quan niệm về "luật tự nhiên" xuất phát từ ước muốn thay đổi chế độ phong kiến thối nát đương thời ở châu Âu bằng một chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn. Như vậy là từ việc không chấp nhận cái thể chế chính trị đang tồn tại lúc đó ở các quốc gia châu Âu, những người theo chủ nghĩa thế giới cho là cần thiết phải xây dựng một chính thể chung mang tính quốc tế, tôn vinh các "giá trị cơ bản" và sự bình đẳng của các dân téc.
    Trước hết xin nói về "Luật tự nhiên", là quan điểm của các nhà triết học và các tư tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng thời cận đại về sự phát triển của con người và xã hội loài người. Theo họ, con người từ thời thượng cổ đã mang thuộc tính cố hữu là sống cộng đồng; họ có những quyền tự nhiên về ăn, ở, mặc, đi lại, giao tiếp, sinh hoạt, v.v . Do vậy, ngay từ buổi sơ khai, loài người đã sống chung với nhau trong các "cộng đồng nguyên thủy", "xã hội nguyên thủy", cùng nhau kiếm ăn và cùng nhau hưởng thụ những thứ kiếm được, săn bắt được, hái lượm được một cách bình đẳng. Các nhà triết học cận đại và các nhà tư tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng cho rằng đây là bản chất tự nhiên, vốn có của con người. Chỉ về sau, khi của cải kiếm được nhiều hơn, trở nên dư thừa, một số người do bản tính tham lam mới mưu toán chiếm dụng làm của riêng, cũng từ đó con người nảy sinh những thãi hư tật xấu. Con người bắt đầu tách khỏi xã hội cộng đồng, hình thành nên các gia đình riêng, lãnh địa riêng, quốc gia - dân téc riêng. Cũng từ đó, nạn bóc lột, chiến tranh, cướp phá xảy ra liên miên giữa các cá nhân, các gia đình, các dòng họ, các dân téc, các tôn giáo, các quốc gia . Những người theo chủ nghĩa thế giới cho rằng tất cả những điều nói trên trái với bản tính tự nhiên, vốn có của con người. Do vậy, sau nhiều thế kỷ sống trong khổ đau, áp bức, chiến tranh tàn sát lẫn nhau, con người mới lại ý thức được rằng bản chất tự nhiên của con người là sống hòa đồng trong cộng đồng, nên họ tìm cách quay lại xã hội cộng đồng một cách có ý thức. Theo quan điểm của các nhà triết học và chủ nghĩa xã hội không tưởng thời cận đại là xã hội nằm dưới sự điều hành, quản lý chung từ một trung tâm (một thể chế chính trị chung) và bằng luật pháp (tuân theo những điều trong "Luật tự nhiên" mà các ông vạch ra). Xã hội cộng đồng tương lai đề cao các giá trị cơ bản như quyền con người, quyền dân téc, quyền tự do, nền hòa bình vĩnh cửu . Vào thời cận đại, từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, những tư tưởng này được giai cấp tư sản mới ra đời đón nhận nhiệt liệt, coi đây là nền tảng tư tưởng của giai cấp mình về những vấn đề tự do, bình đẳng, bác ái, và thuật ngữ "chủ nghĩa thế giới" bắt đầu được sử dụng phổ biến.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...