Tài liệu Tư liệu dịch: Kinh tế và thương mại CHUYÊN ĐỀ VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tư liệu dịch: Kinh tế và thương mại

    CHUYÊN ĐỀ VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

    Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 1/2006

    SỞ HỮU TRÍ TUỆ LÀ GÌ?

    Thomas G. Field Jr.

    ĐIỂM MẤU CHỐT

    “Rum và Coca-Cola”, một bài hát Calypsocó lẽ là nổi tiếng nhất mọi thời đại về một đề tài nóng bỏng, vào những năm 1940 là bài hát ăn khách nhất của ban nhạc Andrews Sisters. Bài hát này cũng là nguyên nhân của một vụ án nổi tiếng của Mỹ nhằm giành lại quyền tác giả cho nhạc sỹ Lionel Belasco người Trinidad vốn đã viết bài hát này từ vài thập kỷ trước đó với nhan đề “L'Année Passée”. Luật sư đại diện cho người xuất bản bản nhạc gốc của Belasco đã chứng minh được với tòa rằng bài hát “Rum và Coca-Cola” là tác phẩm của nhạc sỹ Belasco chứ không phải của người khác.

    Belasco đã được công nhận là tác giả của bài hát và nhận được tiền bồi thường cho việc người ta sử dụng tác phẩm của mình mà không xin phép vì Hoa Kỳ có luật bảo vệ sở hữu trí tuệ của các nhân tài như Belasco và thi hành những luật này để ngăn chặn việc vi phạm sở hữu trí tuệ. Nhưng giả sử người xuất bản đi kiện tại một quốc gia không có luật bảo vệ sở hữu trí tuệ hoặc có nhưng yếu kém thì có lẽ quá trình đi kiện và việc đòi bồi thường của Belasco đã không có một kết cục tốt đẹp như vậy.

    SỞ HỮU TRÍ TUỆ LÀ GÌ?

    Tại sao những quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hà Lan lại bảo vệ các phát minh; các tác phẩm nghệ thuật và văn học; các biểu tượng, hình ảnh, tên, thiết kế dùng trong thương mại: thông tin và lời nói được dùng lần đầu của những cá nhân sáng tạo ra chúng được gọi là sở hữu trí tuệ (IP)? Các quốc gia này làm như vậy bởi lẽ họ biết rằng bảo vệ những quyền sở hữu này thì mới thúc đẩy được phát triển kinh tế, khuyến khích phát minh kỹ thuật và thu hút được đầu tư để tạo ra công ăn việc làm mới và những cơ hội cho công dân của họ. Báo cáo về Triển vọng Kinh tế Toàn cầu của Ngân hàng Thế giới năm 2002 đã khẳng định tầm quan trọng ngày càng tăng của sở hữu trí tuệ đối với các nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay và phát hiện ra rằng “với các mức thu nhập khác nhau thì quyền sở hữu trí tuệ (IPR) thường gắn liền với thương mại và các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn hơn và nhờ vậy có tốc độ phát triển kinh tế nhanh hơn”.

    Chẳng hạn như tính riêng ở Hoa Kỳ thì các nghiên cứu trong thập kỷ vừa qua đã ước tính rằng hơn 50% lượng hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ hiện nay phụ thuộc vào việc bảo vệ các loại sở hữu trí tuệ so với dưới 10% trước đây 50 năm.

    Những người có năng khiếu nghệ thuật hoặc sáng tạo có quyền ngăn chặn việc sử dụng hay mua bán trái phép những sáng tạo của mình, giống như người sở hữu những tài sản hữu hình như xe hơi, nhà ở, cửa hàng. Tuy nhiên, so với những người làm ra ghế, tủ lạnh hay những hàng hóa hữu hình khác thì những người sở hữu các sản phẩm vô hình gặp nhiều khó khăn hơn trong việc kiếm sống nếu như khiếu nại của họ về các sáng tạo của họ không được tôn trọng. Nghệ sỹ, tác giả, nhà phát minh và những người khác không thể dùng khóa hay hàng rào để bảo vệ tác phẩm của họ hoặc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để ngăn những người khác kiếm lợi từ thành quả lao động của họ.

    Ngoài việc để cho các nhà phát minh và nghệ sỹ có thể nhận được bồi thường xứng đáng và để cho các quốc gia thu hút được đầu tư và công nghệ nước ngoài thì việc bảo vệ sở hữu trí tuệ còn rất quan trọng đối với người tiêu dùng. Chúng ta không thể có những tiến bộ trong ngành giao thông, truyền thông, nông nghiệp và chăm sóc y tế nếu không bảo vệ mạnh mẽ quyền sở hữu trí tuệ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...