Luận Văn Từ láy trong thơ văn nguyễn đình chiểu

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Bống Hà, 29/9/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Từ có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên các tác phẩm văn học
    nghệ thuật, bởi nó là đơn vị chất liệu cơ bản của ngôn ngữ dùng để tạo ra các thông
    điệp. Khi sáng tác, các nhà văn, nhà thơ đều hết sức chú trọng đến việc lựa chọn,
    thậm chí đắn đo cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định dùng một từ nào đó. Lịch
    sử văn học đã chứng minh một tác phẩm văn học có tồn tại với thời gian hay không
    là tuỳ thuộc vào những giá trị mà tác phẩm đó mang lại, trong đó có khả năng sử
    dụng ngôn từ của tác giả.
    Láy là một phương thức cấu tạo từ quan trọng của tiếng Việt. Trong hệ thống
    từ vựng tiếng Việt từ láy chiếm một số lượng phong phú. Mấy thập kỷ qua, từ láy
    tiếng Việt luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và
    ngoài nước bởi tính đa diện, phức tạp nhưng cũng đầy lý thú của nó. Đối với các
    sáng tác văn chương thì sự tồn tại của từ láy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi giá
    trị tượng thanh, tượng hình, cũng như giá trị biểu cảm rõ rệt mà nó tạo ra. Vì vậy
    khi nói về tác dụng của từ láy Đỗ Hữu Châu có nhận định “Mỗi từ láy là một nốt
    nhạc về âm thanh chứa đựng trong mình một bức tranh cụ thể của các giác quan: thị
    giác, thính giác, xúc giác, khứu giác làm theo những ấn tượng chủ quan, những
    cách đánh giá, những thái độ của người nói trước sự vật, hiện tượng đủ sức thông
    qua các giác quan hướng nội và hướng ngoại của người nghe mà tác động mạnh mẽ
    đến họ ” [7, tr.54]. Có thể nói từ láy là một công cụ đặc biệt của các nhà văn, nhà
    thơ trong quá trình sáng tác.
    Trong nền văn học viết Việt Nam đã có nhiều tác phẩm lớn được tìm hiểu về
    giá trị của lớp từ láy như: “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi; “Truyện Kiều” của
    Nguyễn Du; một số khúc ngâm thế kỷ XIX; các tác phẩm thơ Nôm truyền tụng của
    Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Nguyễn Khuyến, thơ Tú Xương, thơ Xuân Diệu, Thơ Tố Hữu
    và không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi chọn tác gia Nguyễn Đình Chiểu làm đối
    tượng nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...