Tiểu Luận Tư duy mới của Đảng về kinh tế thị trường trong hơn 20 năm đổi mới ở nước ta

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi taitailieu_16, 24/5/12.

  1. LỜI MỞ ĐẦU ​

    Như chúng ta đã biết, chặng đường đổi mới cũng không phải là và không thể là một lộ trình đã được tính trước tất cả, đồng thuận tất cả. Đó là sự chung đúc những trăn trở, những ý tưởng, những sáng kiến của rất nhiều bộ óc, nhiều cơ sở, nhiều địa phương. Đó cũng là một quá trình vừa đi vừa tìm đường, vừa đi vừa điều chỉnh, đấu tranh với cái cũ, đấu tranh với chính mình, thuyết phục nhau, chờ đợi nhau, rồi từng bước đi tới đồng thuận. Trên lộ trình đó, có những bộ óc bứt phá, vươn lên trước và lần lượt cuốn hút cả tập thể tiến lên. Có cả những sức ỳ, những nghi kỵ, những cản trở do chưa kịp nhận thức ra cái mới. Có những bộ óc đã từng trì trệ, bỗng bừng tỉnh, vượt lên, tỏa sáng. Có những trường hợp sau khi vượt trội, tỏa sáng lại ngưng trệ, lu mờ, bị đà tiến chung vượt qua. Lại có không ít bộ óc rất cấp tiến về mặt này, nhưng lại chưa chuyển biến kịp về mặt kia. Nhưng tổng hợp lực của sự vận động là tiến tới, tiến tới trong sự đồng thuận ngày càng cao . Đất nước ta bước vào công cuộc đổi mới chính thức từ năm 1986. Đối với nước ta, đổi mới là con đường vươn lên để tự khẳng định mình trước thế giới hiện đại, là yêu cầu bức thiết, là vấn đề có tầm quan trọng sống còn. Sau 25 năm đổi mới Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về cả kinh tế và xã hội. Công tác lý luận của Đảng cũng có những chuyển biến tích cực, góp phần tạo nên những khởi sắc chung của đất nước. Đảng đã không ngừng đổi mới phương pháp tư duy lý luận, kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, khắc phục bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, mở ra những bước chuyển quan trọng, từng bước xây dựng và hoàn chỉnh đường lối đổi mới toàn diện, làm cho nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ. Cần phải thấy rằng một trong những đổi mới có ý nghĩa quan trọng nhất và là tiền đề của mọi sự phát triển đó chính là đổi mới tư duy kinh tế của Đảng. Đến nay, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, nước ta đã phát triển theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đạt được những thành tựu không thể phủ nhận. Có được kết quả ấy là nhờ cả một quá trình phát triển không ngừng của tư duy lý luận, tư duy kinh tế của Đảng cộng sản Việt Nam. Việt Nam. Trước thực tế đó, với vốn kiến thức đã học cùng với tìm tòi tài liệu em đã lựa chọn đề tài tiểu luận “Tư duy mới của Đảng về kinh tế thị trường trong hơn 20 năm đổi mới ở nước ta” làm bài tiểu luận của mình. Nội dung bài tiểu luận em trình bày bao gồm 2 phần chính I. Kinh tế thị trường định hướng XHCN II. Sự hình thành và phát triển tư duy mới của Đảng về KTTT Với những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, những sai sót mắc phải trong khi thực hiện sẽ là điều không thể tránh khỏi, em rất mong nhận được những lời phê bình và góp ý quý báu của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn.
    MỤC LỤC
    Lời mở đầu 2
    I. Kinh tế thị trường định hướng XHCN . 3
    1. Khái niệm kinh tế thị trường 3
    2. Sự cần thiết của kinh tế thị trường định hướng XHCN . 3
    II. Sự hình thành và phát triển tư duy mới của Đảng về KTTT . 5
    1. Tư duy kinh tế trước đổi mới 5
    2. Tư duy kinh tế thời kì đổi mới 7
    3. Tư duy mới của Đảng về KTTT là đúng đắn và cấn thiết 9
    4. Đảng tiếp tục lãnh đạo công cuộc đổi mới kinh tế, đổi mới đất nước, hoàn thiện tư duy về KTTT trong giai đoạn mới 13
    Kết luận . 16
    Tài liệu tham khảo . 17
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...