Tiểu Luận Tư duy mới của Đảng về Kinh tế thị trường trong 20 năm đổi mới ở nước ta

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục Lục

    Mục lục
    A. Mở Đầu. 2
    B. Nội dung. 2
    I. Bối cảnh trong nước và thế giới khi Đảng đổi mới tư duy về kinh tế thị trường. 2
    1. Bối cảnh thế giới 2
    2. Bối cảnh trong nước. 2
    II. Sư hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thi trường thời kì đổi mới: 2
    1.Tư duy của Đảng về Kinh tế thi trường từ Đại hỏi VI đến Đại hỏi VIII: 2
    2. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến Đại hội X: 2
    3. Những thay đổi về tư duy của Đảng ta . 2
    III. Thành tựu nước ta sau 20 năm đổi mới: 2
    1. Đất nước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh. 2
    2. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gắn sản xuất với thi trường. 2
    3. Thực hiện có kết quả chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, phát huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần kinh tế. 2
    4. Thể chế kinh tế thi trường đinh hướng xã hỏi chủ nghĩa dần dần được hình thành, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. 2
    5. Thưc hiện gắn kết phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hỏi, đời sống của đai bỏ phân dân cư đươc nâng lên rõ rệt. 2
    V. Phương hướng và giải pháp của Đảng về tư duy kinh tế thị trường trong những năm tiếp. 2
    1. Một số vấn đề đăt ra trong đổi mới lãnh đao kinh tế ở giai đoan hiện nay. 2
    2. Những khó khăn và phương hướng trong thời gian tới về đổi mới tư duy kinh tế của Đảng ta: 2
    C.Kết luận. 2


    A. Mở Đầu
    Qua hơn 20 năm đổi mới Việt Nam đạt được những thành tựu như ngày hôm nay là nhờ có Đảng lãnh đạo và đặc biệt Đảng đã luôn luôn chủ động, sáng tạo trong đổi mới tư duy về kinh tế .
    Đường lối và chính sách đổi mới từ Đại hội VI (1986) của Đảng đã đặt cơ sở, nền tảng ban đầu cho giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta. Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc, trong đó có đổi mới tư duy về kinh tế, đây là bước đột phá cho công cuộc đổi mới các lĩnh vực tiếp theo.
    Bước ngoặt trong đổi mới tư duy kinh tế của Đảng là chúng ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Thành tựu nổi bật nhất trong bước khởi đầu đổi mới tư duy kinh tế là Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Quan điểm về mô hình nền kinh tế trong thời kỳ quá độ đã thay đổi căn bản và đến nay đã được xác lập, đó là nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa không chỉ có hai thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể mà tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
    Việt Nam đang dần khẳng định vai trò của mình trên trường quốc tế. Tuy nhiên nước ta vẫn còn là một nước nghèo, kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong nền kinh tế quốc dân. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tệ nạn xã hội tham ô tham nhũng vẫn tồn tại và phát triển. Đảng và Nhà nước đã khẳng định quyết tâm dẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, định hướng XHCN, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng nghèo
    nàn, lạc hậu, kém phát triến để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
    Và trong xu thế hội nhập kinh tế, Việt Nam đang trên đường phát triển công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh việc đặt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước là tiêu chí hàng đầu thì một vấn đề không kém phần quan trọng và cần thiết đó là phát triển nền kinh tế . Bởi vì khi một đất nước nghèo nàn, lạc hậu thì cũng đồng nghĩa với đất nước đó sẽ trở thành thuộc địa về kinh tế của những nuớc phát triển. Vì thế, để phát triển kinh tế thì ngoài việc chúng ta cần phải phát huy và tận dụng rất nhiều nguồn lực như: nguồn lực tự nhiên, nguồn nhân lực, vốn đầu tư, khoa học . thì Đảng ta cần có một đường lối tư duy đúng đắn để phát triển nền Kinh tế thị trường ở nước ta.
    Sự thay đổi tư duy về kinh tế thị trường trong hơn 20 đổi mới ở nước ta - một sự thay đổi mang tính quyết định của cả nền kinh tế và nó đã góp phần giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, nghèo nàn, lạc hậu, đưa nước ta trở thành một nước có nền kinh tế vững mạnh.
    Với mong muốn học hỏi và chia sẻ những hiểu biết nhỏ bé của mình về đường lối chính sách của Đảng về công cuộc đổi mới tư duy nền kinh tế thị trường, chúng em đã quyết định chọn đề tài : “Tư duy mới của Đảng về Kinh tế thị trường trong 20 năm đổi mới ở nước ta”. Đề tài tiểu luận này sẽ đi sâu vào phân tích bối cảnh đất nước trước đổi mới, các giai đoạn phát triển tư duy của Đảng ta, khẳng định tính đúng đắn và cần thiết của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời trình bày những thành tựu và thách thức của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...