Tiểu Luận Tư duy đổi mới của đảng về kttt qua các kỳ đại hội thời kỳ đổi mới. So sánh điểm giống và khác nhau

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 9/4/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    TƯ DUY ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG VỀ KTTT QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI THỜI KỲ ĐỔI MỚI
    1) KHÁI NIỆM VỀ KTTT:
     Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường
     KTTT theo định hướng XHCN ở Việt Nam: là một nền kinh tế là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
    2) NGUYÊN NHÂN CHUYỂN ĐỔI NỀN KINH TẾ
     Cơ chế kinh tế nước ta trước thời kỳ đổi mới là cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp thể hiện ở các đặc điểm chủ yếu:
    + Thứ nhất, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới
    + Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
    + Thứ ba, quan hệ hàng hóa-tiền tệ bị coi nhẹ
    + Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu.
     Chế độ bao cấp qua giá, bao cấp qua chế độ tem phiếu, bao cấp theo chế độ cấp phát vốn
     Những cơ chế này đã làm nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng. Dưới áp lực của tình thế khách quan, nhằm thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội, Đại hội VI đã khẳng định: “ Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông, và đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội”. Chính vì vậy, việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trở thành nhu cầu cần thiết và cấp bách
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...