Tiểu Luận Tư duy của Hồ Chí Minh về quá trình xã hội hóa cá nhân

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong khoa học xã hội, xã hội hoá cá nhân được coi là quá trình làm chuyển biến con người từ thực thể sinh học thành thực thể xã hội, quá trình hội nhập của cá nhân vào đời sống xã hội. Đó là quá trình hình thành nhân cách, trong đó xảy ra sự cọ sát và thích ứng của cá nhân với các giá trị, chuẩn mực và các khuôn mẫu hành vi xã hội, qua đó cá nhân duy trì được khả năng hoạt động xã hội. Trong quá trình xã hội hoá sự tác động của xã hội lên cá nhân, nhất là sự tác động có định hướng, có hoạch định (thường được coi là giáo dục) và ngược lại liên tục được thực hiện. Xã hội hoá được thể hiện như một trong những mối quan hệ cơ bản của xã hội - mối quan hệ giữa con người và xã hội.

    Trong di sản của Hồ Chí Minh vấn đề xã hội hoá cũng chiếm một vị trí quan trọng. Bởi đối với Người chăm lo, “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất cần thiết và rất quan trọng”. Nó cũng thể hiện một phần nào đó ước muốn tột cùng mà Người đã giành cả cuộc đời để phấn đấu, hy sinh: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, tr. 161).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...