Thạc Sĩ Tư duy chính trị Hồ Chí Minh – những đặc điểm chủ yếu và ý nghĩa phương pháp luận

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 7
    1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu đề cập đến tư duy 7
    1.2. Các công trình về tư tưởng chính trị, tư duy chính trị 13
    1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tư duy, tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh 18
    Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƯ DUY CHÍNH TRỊ VÀ CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH TƯ DUY CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH 25
    2.1. Những vấn đề lý luận về tư duy, tư duy chính trị và tư duy chính trị Hồ Chí Minh 25
    2.2. Các yếu tố tác động tới sự hình thành tư duy chính trị Hồ Chí Minh 39
    Chương 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA TƯ DUY CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH 58
    3.1. Những điểm đặc sắc trong nội dung tư duy chính trị Hồ Chí Minh 58
    3.2. Những đặc điểm chủ yếu của quá trình tư duy chính trị Hồ Chí Minh 75
    Chương 4: Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA TƯ DUY CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC ĐỔI MỚI TƯ DUY CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 116
    4.1. Tư duy chính trị ở Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới 116
    4.2. Tư duy chính trị Hồ Chí Minh cung cấp phương pháp luận cho quá trình đổi mới tư duy chính trị ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 135
    KẾT LUẬN 154
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 157
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158


    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

    CMVS : Cách mạng vô sản
    CNXH : Chủ nghĩa xã hội
    CNCS : Chủ nghĩa cộng sản
    CNTD : Chủ nghĩa thực dân
    CNTB : Chủ nghĩa tư bản
    CNĐQ : Chủ nghĩa đế quốc
    CTQG : Chính trị quốc gia
    QTCS : Quốc tế Cộng sản




    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tàiLịch sử phát triển xã hội nói chung và lịch sử chính trị nói riêng đã chứng minh: sự phát triển của các quốc gia, sự rạng danh của các dân tộc đều là kết quả của các thể chế chính trị vững mạnh với những con người chính trị có phẩm chất, trí tuệ, tài năng và đặc biệt là sự xuất hiện của các thủ lĩnh chính trị đức độ, anh minh, tài ba xuất chúng. Lịch sử chính trị Việt Nam qua các thời đại phát triển đều gắn liền với các vương triều thịnh trị với các vua sáng, tôi hiền. Không có những con người xuất chúng cả về tài năng, đức độ, tinh thần hào kiệt, ý chí kiên cường thì cũng không qui tụ, huy động và phát huy được đông đảo nhân dân tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và chấn hưng đất nước. Điều đó cho thấy vai trò quyết định của con người chính trị - với tư cách là chủ thể của mọi hoạt động chính trị, đối với lịch sử chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc.
    Cách mạng Việt Nam, từ khi Đảng Cộng sản ra đời với đội ngũ những con người trí tuệ, tài năng, phẩm chất cao đẹp, đặc biệt là sự xuất hiện lãnh tụ thiên tài Hồ Chí Minh đã làm nên những kỳ tích mà hàng nghìn năm trước đây dân tộc ta, dù khát khao, hy sinh phấn đấu cũng chưa làm được. Đó là kỳ tích của những con người mang tư duy khoa học, cách mạng được hòa quyện trong bầu nhiệt huyết của người con yêu nước, yêu độc lập, tự do và ý chí sắt đá của người cộng sản được kết tụ thành một sức mạnh to lớn làm thay đổi lịch sử dân tộc và bản đồ thế giới. Phẩm chất, năng lực và khí phách ấy được hội tụ đầy đủ, trọn vẹn trong con người Hồ Chí Minh. Người trở thành biểu tượng của nền Hòa bình thế giới, sức mạnh trường tồn của dân tộc Việt Nam và điển hình của một tư duy chính trị tiên tiến có tầm ảnh hưởng và sức lan tỏa rộng lớn trong đời sống chính trị Việt Nam hiện nay.
    Sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh được bắt nguồn từ thực tiễn cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX đặt ra hàng loạt những câu hỏi cần có lời giải đáp: Làm thế nào để giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách thuộc địa của thực dân Pháp trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc đã trở thành một hệ thống thế giới? Làm thế nào để xây dựng được một chính đảng ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, công nghiệp chưa phát triển, giai cấp công nhân còn nhỏ bé? Làm thế nào để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa trải qua chế độ tư bản, lại bị mấy chục năm chiến tranh tàn phá? Làm thế nào để xây dựng một chính quyền, một bộ máy nhà nước đảm bảo quyền làm chủ cho nhân dân? v.v.
    Những câu hỏi ấy đặt ra đòi hỏi mỗi người Việt Nam yêu nước phải tìm lời giải. Nguyễn Ái Quốc là người đã thành công trong việc đề ra một hệ thống lý luận cách mạng phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm và giải đáp được những yêu cầu của lịch sử chính trị nước nhà. Hệ thống tư tưởng và những cống hiến của Người đã góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam và có tính khai mở thời đại. Đó là điểm tạo nên sự khác biệt trong sự nghiệp chính trị Hồ Chí Minh với các bậc tiền bối và các sĩ phu yêu nước trước và cùng thời. Vậy, điều gì làm nên sự sáng tạo và những cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh? Phải chăng đó là do thời thế của lịch sử? hay do năng lực tư duy, phẩm chất, khí phách của Người?
    Cho đến nay, trong giới nghiên cứu về Hồ Chí Minh nói chung và sự nghiệp chính trị của Người nói riêng, chủ yếu tập trung khai thác và làm rõ những sáng tạo, độc đáo thể hiện trong tư tưởng và hành vi chính trị Người. Những tư tưởng và hành vi đó không có ngay mà được chín dần, được kiểm tra, sàng lọc và ngày càng hoàn thiện. Chúng là kết quả của một quá trình tư duy và trải nghiệm, của những phép thử đúng - sai, và của cả niềm tin, ước vọng cá nhân. Vậy, nguồn gốc, căn nguyên đưa tới những sáng tạo trong tư tưởng và hành động chính trị Hồ Chí Minh là gì?
    Ralph Waldo emerson từng viết: “Tổ tiên của mọi hành động là tư duy”. Mọi tư tưởng, hành động của con người trước hết được bắt nguồn từ tư duy. Tư duy đúng sẽ chi phối tư tưởng và hành động đúng. Để có tư tưởng và hành động chính trị đúng trước hết phải bắt nguồn từ một tư duy khoa học, cách mạng. Chính cách tư duy ở mỗi người khác nhau sẽ tạo nên tư tưởng và hành động khác nhau. Nhưng tư duy không tự hình thành mà có nguồn gốc thực tiễn, nhằm giải đáp một thực tiễn đặt ra. Thực tiễn phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới cùng với những tư tưởng chính trị của các thế hệ trước chính là cơ sở để Hồ Chí Minh tư duy và đưa ra hệ thống tư tưởng chính trị của mình. Nếu những dữ kiện, căn cứ cần cho việc hình thành tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh đã có thì qúa trình phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu lại có vai trò trực tiếp dẫn đến việc xác lập tư tưởng ấy. Do đó, tư duy khoa học là gốc cho mọi tư tưởng đúng và hành động đúng của con người. Vậy, ở Hồ Chí Minh có tư duy chính trị đặc sắc như thế nào để tạo ra những sáng tạo riêng có của Người? Tư duy chính trị Hồ Chí Minh có đặc điểm gì để xác lập những tư tưởng chính trị làm biến đổi cả bản đồ thế giới trong thế kỷ XX?
    Công cuộc đổi mới ở Việt Nam được chính thức bắt đầu từ năm 1986 với sự đổi mới trước hết là tư duy. Thực chất là đổi mới tư duy chính trị trên các phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội. Đổi mới tư duy chính trị là cơ sở, định hướng cho quá trình đổi mới toàn diện ở Việt Nam. Trong quá trình đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng lý luận cho quá trình đổi mới. Sau gần 30 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được là rất lớn, thực tiễn cách mạng đang đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi cả Hệ thống chính trị cần đẩy mạnh hơn nữa, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, tinh thần, trí tuệ, bản lĩnh, khí phách của người Việt Nam để xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Hơn bao giờ hết, cần khai thác những di sản mà Hồ Chí Minh để lại nhằm tìm thấy những chỉ dẫn quí báu cho sự nghiệp cách mạng hiện nay.
    Việc tìm hiểu những đặc điểm chủ yếu của tư duy chính trị Hồ Chí Minh do đó không chỉ giải mã được cội nguồn của những sáng tạo trong tư tưởng và hành động chính trị Hồ Chí Minh mà còn lấy đó làm cơ sở lý luận cho sự nghiệp đổi mới hiện nay. Sự nghiên cứu không chỉ bổ sung những hiểu biết sâu sắc về sự nghiệp chính trị Hồ Chí Minh mà còn góp phần vào việc nghiên cứu con người chính trị với những năng lực và tố chất cần có của một lãnh tụ. Đây cũng là cơ sở để góp thêm những nghiên cứu trong lịch sử tư tưởng và các lý thuyết chính trị trong ngành chính trị học ở Việt Nam. Đề tài do đó có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn. Nhận thức sự cần thiết của việc nghiên cứu, học viên lựa chọn đề tài "Tư duy chính trị Hồ Chí Minh - những đặc điểm chủ yếu và ý nghĩa phương pháp luận" làm luận án Tiến sĩ của mình.
    2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
    2.1. Mục đíchTrên cơ sở lý luận về tư duy, tư duy chính trị và tư duy chính trị Hồ Chí Minh, luận án phân tích làm rõ những yếu tố hình thành tư duy chính trị Hồ Chí Minh; phân tích và rút ra những đặc điểm thể hiện qua nội dung và phương pháp tư duy chính trị Hồ Chí Minh; ý nghĩa phương pháp luận của những đặc điểm đó đối với công cuộc đổi mới tư duy chính trị ở Việt Nam hiện nay.
    2.2. Nhiệm vụ của luận ánĐể thực hiện mục tiêu trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ sau:
    - Làm rõ những vấn đề lý luận về tư duy, tư duy chính trị, tư duy chính trị Hồ Chí Minh và những yếu tố hình thành tư duy chính trị Hồ Chí Minh
    - Làm rõ những đặc điểm chủ yếu về nội dung và phương pháp của tư duy chính trị Hồ Chí Minh
    - Chỉ ra ý nghĩa phương pháp luận của tư duy chính trị Hồ Chí Minh đối với việc tiếp tục đổi mới tư duy chính trị trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án3.1. Đối tượng nghiên cứu- Những đặc điểm chủ yếu của tư duy chính trị của Hồ Chí Minh.
    - Ý nghĩa phương pháp luận đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
    3.2. Phạm vi nghiên cứuTiếp cận từ góc độ triết học khoa học hoặc Hồ Chí Minh học đã có rất nhiều công trình nghiên cứu với các cách kiến giải khác nhau. Đề tài chỉ nghiên cứu từ góc độ triết học chính trị để tìm hiểu những nét độc đáo trong tư duy chính trị Hồ Chí Minh. Luận án không nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung mà thông qua việc nghiên cứu những tư tưởng chính trị, hành vi chính trị để tìm hiểu tư duy chính trị của Người. Tuy nhiên, cuộc đời Hồ Chí Minh là cuộc đời chính trị, hoạt động chính trị là hoạt động chủ yếu chi phối mọi tư tưởng trên các lĩnh vực khác. Mọi tư duy, suy nghĩ của Người về các lĩnh vực khác của đời sống cũng không thoát ly khỏi mục đích chính trị. Bởi chính trị của Người là chính trị nhân văn, vì con người, lấy tự do, hạnh phúc của con người là mục tiêu.Vì vậy, có thể nói phạm vi nghiên cứu trực tiếp đến đề tài hẹp nhưng lại được thực hiện trên phổ rộng lớn của tư duy nhận thức và cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh. Cụ thể:
    - Về thời gian: Tư duy chính trị Hồ Chí Minh hình thành, phát triển gắn với cuộc đời hoạt động chính trị phong phú của Người. Đó là quá trình liên tục được bổ sung, phát triển và hoàn thiện. Vì thế, để nhận diện và làm rõ những đặc điểm chủ yếu của tư duy chính trị Hồ Chí Minh cần gắn với cuộc đời, sự nghiệp chính trị của Hồ Chí Minh.
    - Về không gian: cuộc đời hoạt động chính trị Hồ Chí Minh vô cùng phong phú, được hình thành từ sự trải nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới. Do đó, luận án trên cơ sở lần theo quá trình hoạt động của Người ở các nước qua các bài viết, bài nói và những câu chuyện về cuộc đời sự nghiệp của Người để tìm ra những đặc điểm chủ yếu trong tư duy chính trị Hồ Chí Minh.
    - Về mặt nội dung: Tư duy chính trị Hồ Chí Minh có phạm vi rất rộng, luận án không nghiên cứu cấu trúc, chức năng, hình thái của tư duy như góc độ của tâm lý học, mà chỉ giới hạn, tìm hiểu các dấu hiệu đặc trưng của tư duy chính trị Hồ Chí Minh dưới góc độ triết học chính trị.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    - Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về cách mạng Việt Nam.
    - Phương pháp luận của việc thực hiện luận án là biện chứng duy vật và quan điểm lịch sử.
    - Ngoài ra luận án còn sử dụng những phương pháp cụ thể như: lịch sử và lô gic, so sánh, phân tích, tổng hợp, gắn lý luận với thực tế, phỏng vấn chuyên gia, phân tích văn bản v.v
    5. Đóng góp khoa học của luận án
    5.1. Đóng góp về mặt khoa học- Luận án đã góp phần làm rõ và sâu sắc thêm những vấn đề về tư duy, tư duy chính trị, tư duy chính trị Hồ Chí Minh và những yếu tố tác động đến sự hình thành tư duy chính trị Hồ Chí Minh.
    - Luận án phân tích và khái quát được một số đặc điểm chủ yếu về nội dung và phương pháp tư duy chính trị Hồ Chí Minh. Từ đó luận giải nguồn gốc của những sáng tạo trong tư tưởng và hành vi chính trị Hồ Chí Minh là từ tư duy.
    - Rút ra một số nhận xét khoa học đóng góp vào sự phát triển của phân ngành tư tưởng chính trị Việt Nam thông qua nghiên cứu trường hợp tư duy chính trị Hồ Chí Minh.
    5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn- Trên cơ sở khái quát những đặc trưng cơ bản của tư duy chính trị Hồ Chí Minh để phân tích, làm rõ và khẳng định giá trị, tầm vóc vĩ đại của Người thông qua sự vận dụng của Đảng và nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay.
    - Các dữ liệu, tri thức của luận án có thể làm tài liệu giảng dạy cho các lớp học có mục tiêu hướng tới tăng cường năng lực tư duy chính trị và hành vi chính trị của cán bộ lãnh đạo, quản lý.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    6.1. Ý nghĩa lý luận
    Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần xây dựng khung lý thuyết về tư duy, tư duy chính trị nói chung và tư duy chính trị Hồ Chí Minh nói riêng. Đó là cơ sở, là công cụ để phân tích và hiểu sâu cơ sở hình thành và những đặc trưng cơ bản của tư duy chính trị Hồ Chí Minh. Đây là một nội dung chưa được nghiên cứu một cách chuyên biệt và có hệ thống nhưng lại rất cần thiết để cắt nghĩa nguồn gốc hình thành tư tưởng và hành vi chính trị của con người nói chung và của Hồ Chí Minh nói riêng.
    6.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Luận án sẽ góp vào bức tranh tổng thể trong nghiên cứu về Hồ Chí Minh và coi đó như một trường hợp chính trị điển hình để vận dụng trong thực tiễn chính trị hiện nay. Luận án là tài liệu tham khảo và gợi mở cho những công trình nghiên cứu về chính trị học, Hồ Chí Minh học và những chuyên ngành liên quan.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...