Luận Văn Tự do ý chí và sự tiếp nhận ý chí trong pháp luật Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Tự do ý chí và sự tiếp nhận ý chí trong pháp luật Việt Nam hiện nay
    Giới thiệu chung

    Trải qua gần mười năm thi hành, Bộ luật Dân sự Việt Nam 1995 đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Một trong những khiếm khuyết lớn nhất có tính tư tưởng hay tính triết lý của Bộ luật này là chưa thể hiện được đầy đủ, hay nói cách khác, chưa tiếp nhận được đầy đủ học thuyết tự do ý chí. Do đó, khi xây dựng Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 thay thế, những người soạn thảo Bộ luật mới này có quan điểm xuyên suốt là: “Tăng cường quyền tự do hợp đồng thông qua việc các bên được quyết định về đối tác tham gia ký kết hợp đồng, hình thức, nội dung của hợp đồng và trách nhiệm của các bên đối tác khi có vi phạm”[1]. Việc nghiên cứu tự do ý chí và việc tiếp nhận nó trong pháp luật Việt Nam không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu pháp luật Việt Nam nói chung và Bộ luật Dân sự 2005 nói riêng, mà còn có ý nghĩa to lớn trong công tác cải cách pháp luật Việt Nam hiện nay.
    I. Khái niệm và nội dung của tự do ý chí
    Hiểu rằng hợp đồng là một loại giao ước mà đặc điểm chung của chúng là sự thống nhất ý chí. Vậy ý chí có vai trò cực kỳ quan trọng đối với hợp đồng. Nó được xem là cực kỳ quan trọng bởi nó là yếu tố cơ bản, không thể thiếu được để hình thành hợp đồng, từ đó làm phát sinh ra các nghĩa vụ pháp lý[2]. Không thể nghi ngờ được rằng, thương mại không thể phát triển nếu các thoả thuận được lập ra một cách tự do mà không được thi hành một cách bình thường[3]. Vì vậy, dù ở hệ thống pháp luật nào, người ta cũng đềuthừa nhận nền tảng của luật hợp đồng là tự do ý chí, có nghĩa tự do ý chí là vấn đề trọng yếu của hợp đồng.
    Học thuyết tự do đã phát triển mạnh mẽ ở Pháp vào thế kỷ XVIII, theo đó cá nhân chỉ có thể bị ràng buộc bởi ý chí của chính mình được tuyên bố một cách trực tiếp thông qua các hợp đồng hay gián tiếp thông qua pháp luật. Học thuyết này cho rằng, pháp luật thể hiện ý chí chung của các cá nhân trong xã hội, nên các qui định của pháp luật có giá trị thúc buộc chung mà các cá nhân đã gián tiếp ưng thuận. Học thuyết này nhằm tới mục đích công bằng giữa các cá nhân thông qua tự do thương thuyết, và phát triển kinh tế thông qua tự do cạnh tranh (laisser faire)[4], có nghĩa là “để cho muốn làm gì thì làm”. Tư tưởng này ngày nay được hiểu rằng, chủ nghĩa tự do kinh tế thời đó là một chế độ tự do không giới hạn mà sự công bằng là kết quả tự nhiên có được từ luật nghĩa vụ thích hợp được xây dựng trên nền tảng đặc biệt của sự bình đẳng thích hợp. Hệ quả là các lý thuyết về luật tư ở thế kỷ XIX đều lấy tiền đề từ sự thống trị của quyền tự do cá nhân vô giới hạn[5]. Các tư tưởng từ đó đã ảnh hưởng lớn tới Bộ luật Dân sự Đức 1900. Như vậy cả hai Bộ luật Dân sự (Bộ luật Dân sự Pháp 1804 và Bộ luật Dân sự Đức 1900) làm hình mẫu cho các Bộ luật Dân sự khác đều bị ảnh hưởng sâu sắc bởi học thuyết tự do ý chí.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...