Luận Văn Tự do theo sách giáo lý công giáo

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DẪN NHẬP

    CHƯƠNG I : VÀI SỰ KIỆN CĂN BẢN

    CHƯƠNG II : CÁI NHÌN MỚI CỦA MẶC KHẢI VỀ TỰ DO

    CHƯƠNG III : NHỮNG CHỦ TRƯƠNG VÀ PHẢN BÁC CỦA CHỦ NGHĨA VÔ THẦN HIỆN ĐẠI VỀ THIÊN CHÚA VÀ TỰ DO KITÔ GIÁO

    CHƯƠNG IV : TÌM HIỂU TỰ DO LUÂN LÝ KITÔ GIÁO THEO SGL GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

    KẾT LUẬN

    THƯ MỤC

    Dẫn Nhập

    Tự do luân lý Ki-tô giáo trong sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo chỉ chiếm một phần khiêm tốn trong toàn bộ của sách nói chung, và trong toàn bộ phần luân lý Ki-tô giáo nói riêng, vì sách Giáo Lý chỉ trình bày nội dung tự do luân lý Ki-tô giáo vỏn vẹn tất cả là 19 so (ở mục 3, thuộc phần thứ 3 của sách). Nhưng sách Giáo Lý vẫn cho thấy tự do là một trong những nền tảng nòng cốt trong đời sống luân lý Ki-tô giáo. Vì " sẽ không có luân lý nếu vắng bóng tự do", câu nói đó của Giám Mục Mgr André- Mutien LEONARD đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do trong luân lý(X. Chất vấn luân lý, 1994 ; trang 42), và sách Giáo Lý còn làm nổi bật trọng tâm của tự do luân lý trong chương trình cứu độ(X. SGL, số 1739 - 1742).

    Chính Chúa Ki-tô là nội dung của ơn cứu độ, Ngài là tột đỉnh của mặc khải. Qua đó, Thiên Chúa tỏ bày cho con người biết ý định và công trình cứu độ của Người, đồng thời Người cho con người biết Ðấng cứu độ là Ðấng nào, Ngài chờ đợi gì nơi con người.

    Khi con người đứng trước thảm trạng của tội lỗi và làm nô lệ cho tội lỗi, là con người mất tự do, tức là mất khả năng hiến thân cho Thiên Chúa và tha nhân. Trước thảm trạng đó, Chúa Ki-tô đã công bố : "Các ngươi sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ cho các ngươi được tự do"(Ga 8,32). Và Ngài mặc khải tiếp : "Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống" (Ga 14,6). Chúa Ki-tô chính là sự thật, Ngài đã mở ra cho nhân loại con đường dẫn đến tự do. Do đó, nhận biết Ngài là nhận ra con đường dẫn đến tự do đích thực, mà tự do đích thực chính là khả năng hiến thân phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Ðó là điều mà Ngài chờ đợi nơi con người.

    Thế nhưng, con người không thể đạt được sự tự do đó bằng sức riêng của mình. Chúa Ki-tô đã lên án thái độ kiêu căng tự mãn của những người Do Thái, khi họ tự phụ rằng đã là con cháu Abraham thì họ không còn là nô lệ nữa.

    Tự do đích thực thiết yếu là một hồng ân của Chúa. Chúa Ki-tô đã xác quyết :

    "Nếu Người Con có cho các ngươi được tự do, thì các ngươi mới đích thực được tự do"
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...