Luận Văn Tự do kinh tế và quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 29/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tự do kinh tế và quá trình phát triển nền kinh tế thị trường
    định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam








    Tóm tắt. Sau hơn hai thập niên thực hiện mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mà cốt lõi của nó là quá trình mở rộng sự tự do cho nền kinh tế, đã có những tác động mạnh mẽ tới hầu hết các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Bài viết tập trung làm rõ những nội dung liên quan tới tự do kinh tế và quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Mặc dù cho tới nay, Ủy ban Châu Âu (EC) và Mỹ đã đưa ra một số tiêu chí để đánh giá nền kinh tế thị trường nhưng nhìn chung các tiêu chí này mang tính chất định tính và khó định lượng. Vì vậy, xuất phát từ cách đặt vấn đề bản chất của nền kinh tế thị trường là tự do kinh doanh, tự do trao đổi, tự do lao động, hay nói một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất, đó là “tự do kinh tế”. Tác giả đã phân tích quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, được nhìn nhận như là sự mở rộng của mức độ tự do kinh tế trong gần hai thập kỷ qua. Bài viết chỉ ra những ảnh hưởng tích cực của tự do hoá kinh tế tới sự thịnh vượng kinh tế, gia tăng việc làm, ổn định tiền tệ ở nhiều quốc gia trên thế giới và phân tích quá trình mở rộng tự do kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.




    1. Tự do kinh tế và sự tiến triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trường, chúng ta hiểu ngay đó là cơ chế kinh tế
    mà mọi giao dịch mua bán các yếu tố đầu vào


    Chúng ta đã chứng kiến hai hệ thống kinh tế cho sản xuất và
    sản phẩm đầu ra “Khi nói đến kinh tế thị
    trong cuộc chiến tranh lạnh kéo dài nhiều thập
    kỷ. Hệ thống kinh tế kế hoạch hoá tập trung tồn tại ở các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa, được chỉ huy bởi chính quyền trung ương còn hệ thống kia là các nền kinh tế thị trường dựa trên nền tảng là các tổ chức kinh doanh của khu vực tư nhân. Cho tới nay, chúng ta đều hiểu rằng kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra để trao đổi trên thị trường. Khi nói tới kinh tế thị
    đều được giao trường là nói đến nguyên tắc dịch mua bán “tự do kinh tế”, bao gồm các trên thị trường. quyền tự do của người sản Cơ chế kinh tế
    của nền kinh tế xuất kinh doanh, quyền lựa
    thị trường được chọn của người tiêu dùng, tự
    Adam Smith ví do của người lao động trong
    như “bàn tay vô lựa chọn công việc và người
    hình” điều tiết thuê cũng có quyền lựa chọn
    nền kinh tế. Khi và tuyển dụng những người
    nói đến kinh tế phù hợp”.
    __ __
    *
    thị trường là nói
    đến nguyên tắc “tự do kinh tế”, bao gồm các








    quyền tự do của người sản xuất kinh doanh, quyền lựa chọn của người tiêu dùng, tự do của người lao động trong lựa chọn công việc và người thuê cũng có quyền lựa chọn và tuyển dụng những người phù hợp. Như vậy, có thể hiểu rằng mức độ tự do sản xuất, kinh doanh và trao đổi hàng hóa là thước đo quan trọng để đánh giá mức độ tự do của thị trường trong một nền kinh tế. Một nền kinh tế thị trường đầy đủ có nghĩa sẽ đạt đến một trạng thái tự do kinh tế cao và do vậy, nó đòi hỏi mức độ can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế là tối thiểu trong các vấn đề phân bổ nguồn lực và sự can thiệp vào hoạt động kinh doanh của khu vực doanh nghiệp. Hơn nữa, nó cũng đòi hỏi Chính phủ phải có một hệ thống pháp lý và cơ quan thực thi hiệu quả các quyền về sở hữu và tạo hành lang pháp lý hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ủy ban Châu Âu (EC) đã đưa ra 5 tiêu chí để đánh giá một nền kinh tế thị trường như sau:
    Năm tiêu chí đánh giá nền kinh tế thị
    trường của EC
    1. Mức độ ảnh hưởng của Chính phủ đối với việc phân bổ các nguồn lực và các quyết định của doanh nghiệp, bất kể là trực tiếp hay gián tiếp, chẳng hạn như thông qua việc áp dụng giá cả do Nhà nước ấn định, hoặc phân biệt đối xử trong chế độ thuế, thương mại hoặc tiền tệ.
    2. Không có hiện tượng Nhà nước can thiệp bóp méo hoạt động của các doanh nghiệp liên quan đến khu vực tư nhân hoá. Không sử dụng cơ chế thương mại phi thị trường hoặc các hệ thống đền bù (ví dụ như thương mại hàng đổi hàng).
    3. Ban hành và thực thi luật doanh nghiệp minh bạch và không phân biệt đối xử, đảm bảo quản lý doanh nghiệp một cách thích hợp (áp dụng các tiêu chuẩn kế toán quốc tế, bảo vệ cổ đông, đầy đủ thông tin chính xác về doanh nghiệp).
    4. Ban hành và áp dụng một hệ thống luật thống nhất, hiệu quả và minh bạch đảm bảo tôn trọng quyền sở hữu tài sản và đảm bảo sự vận hành của quy chế phá sản doanh nghiệp.

    5. Tồn tại một khu vực tài chính đích thực hoạt động độc lập với Nhà nước, với đầy đủ các quy định về các biện pháp đảm bảo tín dụng và giám sát điều chỉnh về mặt pháp luật cũng như trên thực tế.
    (Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Thương mại)(1)


    Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa ra 6 tiêu chí dưới đây để xem xét một nền kinh tế có phải là kinh tế thị trường hay không.
    Sáu tiêu chí đánh giá nền kinh tế thị
    trường của Bộ Thương mại Hoa Kỳ
    1. Khả năng chuyển đổi của đồng tiền
    2. Tự do thoả thuận mức lương
    3. Đầu tư nước ngoài
    4. Sở hữu hoặc quản lý của Nhà nước đối với các ngành sản xuất
    5. Quản lý của Nhà nước đối với sự phân bổ các nguồn lực
    6. Các yếu tố thích hợp khác
    (Nguồn: http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/bta_nmefa ctsheet.html)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...