Luận Văn Tự do hoá trong eu và khả năng thâm nhập thị trường eu của hàng hoá việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TỰ DO HOÁ TRONG EU VÀ KHẢ NĂNGTHÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG EU CỦA HÀNG HOÁ VIỆT NAM


    Trong bối cảnh khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế ngày nay, hợp tác kinh tế đang diễn ra theo phương thức song liên kết phương và đa phương giữa những nước và những nước thuộc các khu vực khác nhau, chính sự hợp tác và liên kết kinh tế sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia có thể triệt để tận dụng và khai thác triệt để các nguồn lực từ bên ngoài và lợi thế so sánh của mình để đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội của mình. Không thể phủ nhận lợi ích to lớn đạt được do sự hợp tác, liên kết giữa các quốc gia mang lại, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, chính vì vậy nhiều tổ chức cũng như các khối liên minh khu vực và quốc tế đã, đang và sẽ còn tiếp tục hình thành. Các khối liên kết này đã thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động kinh tế thương mại, không những chỉ trong nội khối mà còn chi phối mạnh mẽ tới các quốc gia, khu vực khác .
    Xu hướng tự do hoá trong lĩnh vực thương mại phát triển nhanh chóng sẽ dẫn tới hệ quả là biên giới kinh tế giữa các nước bị phá vỡ vì hàng rào thuế quan sẽ bị bãi bỏ, các quan hệ kinh tế tuỳ thuộc vào nhau sẽ phát triển, các thể chế khu vực và toàn cầu sẽ hình thành .Trong điều kiện đó một nền kinh tế muốn độc lập tự chủ, không muốn lệ thuộc vào bên ngoài, muốn tự đảm bảo các nhu cầu thiết yếu, chắc chắn không còn chỗ đứng. Một nền kinh tế hiệu quả, phát triển phải là một nền kinh tế gồm những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh cao và sự phát triển của nó phải phụ thuộc vào thị trường thế giới.
    Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đã được khẳng định tại Đại hội VIII và trong nghị quyết 01NQ/TƯcủa Bộ chính trị, với mục tiêu chuyển dich cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Để thực hiện được chủ trương này, cùng với việc đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH chúng ta phải tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu. Đây là viêc làm cấp thiết hiện nay.
    Liên minh Châu âu (EU)là một tổ chức kinh tế khu vực lớn nhất thế giới hiện nay, có sự liên kết tương đối chặt chẽ và thống nhất, được coi là một trong ba “siêu cường” có vị thế kinh tế và chính trị ngày càng tăng(đó là Mỹ, Nhật Bản và EU ). Ra đời năm 1951 với sáu nước thành viên (Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hàlan và Lucxămbua), ngày nay EU đã trở thành một tổ chức liên kết khu vực tiêu biểu nhất của khối các nước tư bản chủ nghĩa. Sau gần 50 năm phát triển và mở rộng, con số thành viên tới nay của EU là 15 nước, và trong tương lai sẽ còn có nhiều nước tham gia, nhằm đi đến một Châu Âu thống nhất. Trong số những nước công nghiệp phát triển, EU có nhiều nước có tiềm lực kinh tế hùng mạnh vào loại hàng đầu thế giới như Đức, Pháp, Italia, Anh .Hiện nay, EU được coi là một tổ chức có tiềm năng to lớn để hợp tác về mọi mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư.
    Việt nam dã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với cộng đồng Châu âu(EC) vào ngày 22/10/1990, ký hiệp định buôn bán hàng dệt may với Liên Minh Châu Âu (EU) vào ngày 15/12/1992 và ký hiệp định hợp tác với EU vào ngày 17/7/1995. Các sự kiện quan trọng nay chính là nhân tố thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt nam-EU phát triển mạnh trên cả ba lĩnh vực (thương mại, đầu tư và viện trợ), đặc biệt là thương mại.
    EU là thị trường lớn có vai trò quan trọng trong thương mại thế giới. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam là những mặt hàng mà thị trường này có nhu cầu nhập khẩu hàng năm với khối lượng lớn, như hàng dệt may, thuỷ hải sản, giày dép, .Kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang EU tăng trung bình 36,6%/năm(1995-1999). Mặc dù kim ngạch tăng vối tốc độ nhanh, nhưng tất cả các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt nam đều đang gặp trở ngại nhất định trên thị trường này do các quy định về quản lý nhập khẩu của EU gây ra. Nếu EU không quản lý chất lượng và áp dụng hạn ngạch quá chặt chẽ và khắt khe đối với một số mặt hàng xuất khẩu của ta thì tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu Việt nam-EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam không chỉ dừng ở con số 15,1% ( quá nhỏ bé so với tiềm năng ) như hiện nay. Do vậy, vấn đề đặt ra là chúng ta cần tìm những giải pháp căn bản để mở rộng khả năng xuất khẩu, đồng thời khắc phục những khó khăn trở ngại trong quan hệ thương mại giữa hai bên. Hơn nữa trong điều kiện khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu á, thị trường khu vực bị thu hẹp lại, thị trường SNG chưa khôi phục lại được, thị trường Mỹ vừa mới hé mở, nên thị trường EU là một sự lựa chọn hợp lý.
    Vì vậyđẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU không chỉ là vấn đề cần thiết về lâu dài mà còn là vấn đề cấp bách trước mắt đối với sự phát triển lâu dài của Việt nam. EU là thị trường xuất khẩu quan trọng có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế không nhỏ đối với ta. Tuy nhiên, để làm được việc này chúng ta phải tập trung nghiên cứu tìm cách giải quyết những vướng mắc cản trở hoạt động xuất khẩu sang EU và tìm ra các giải pháp căn bản để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá vào thị trường EU.
    Hiện nay, Việt nam đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là một đòi hỏi cấp bách .Vì vậy lựa chọn đề tài “TỰ DO HOÁ TRONG EU VÀ KHẢ NĂNG THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG EU CỦA HÀNG HOÁ VIỆT NAM” , với sự hướng dẫn , giúp đỡ của Thầy giáo hướng dẫn em mong muốn được đóng góp phần nào kiến thức của mình vào mục tiêu chiến lược mà Đảng và nhà nước đã đề ra.
    Mục tiêu của đề tài: trên cơ sở đánh giá tiềm năng và triển vọng của thị trường EU đối với hàng hoá của Việt nam,phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hoá sang EU, đề xuất một số giải pháp để nhằm thâm nhập hàng hoá của nước ta vào thị trường này có hiệu quả.
    Đề cương bao gồm bốn nội dung lớn :
    Chương I : Lý luận chung về tự do hoá thương mại .
    Chương II : Nghiên cứu thị trường EU .
    Chương III : Khả năng thâm nhập hàng hoá của Việt nam vào thị trường EU.
    Chương IV: Một số giải pháp chủ yếu để hàng hoá của Việt nam thâm nhập vào thị trường EU.

    Lời nói đầu . 1
    CHƯƠNG I- LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI . 3
    I- Một số lý thuyết về thương mại quốc tế . 3
    II- Bản chất và các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế 7
    1. Khái niệm 7
    2. Tính tất yếu . 8
    3. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế . 10
    4. Điều kiện ra đời của một tổ chức kinh tế khu vực 11
    5. Điều kiện quốc gia muốn tham gia có hiệu quả vào các khối kinh tế khu vực 12
    6. Tác động của các khoío kinh tế khu vực trong nền kinh tế thế giới 12
    III- Căn cứ lý luận và thực tiễn của chính sách quốc gia về ngoại thương . 13
    1. Căn cứ lý luận của chính sách ngoại thương quốc gia . 13
    2. Một số khía cạnh thực tiễn cần xem xét khi hoạch định chính sách ngoại thương 16
    3. Chính sách thương mại của Việt Nam trong xu hướng tự do hoá thương mại . 19

    CHƯƠNG II- NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƯỜNG EU . 25
    I- Liên minh Châu Âu (EU) 25
    1. Vài nét về quá trình phát triển của Liên Minh Châu Âu 25
    2. Vai trò kinh tế của EU trên trường quốc tế . 28
    3. Chiến lược mới của EU đối với Châu Á . 29
    II- Đặc điểm của thị trường EU 30
    1. Tập quán, thị hiếu tiêu dùng và kênh phân phối . 30
    2. Các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU 33
    3. Chính sách thương mại chung của EU 34
    4. Tình hình nhập khẩu của EU trong những năm gần đây 36
    III- Những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng sang thị trường EU . 39
    1. Những thuận lợi . 39
    2. Những khó khăn . 40

    CHƯƠNG III- KHẢ NĂNG THÂM NHẬP HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU 42
    I- Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU 42
    1. Giai đoạn trước năm 1990 42
    2. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay . 44
    II- Triển vọng hàng hoá của Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU 61
    1. Những nhân tố tác động tới khả năng xuất khẩuhh của Việt Nam vào thị trường EU 61
    2. Đánh giá triển vọng phát triển xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU 66
    3. Khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trước các đối thủ tiềm tàng . 68

    CHƯƠNG IV- MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG EU 70
    I- Định hướng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU . 70
    1. Định hướng phát triển mặt hàng xuất khẩu vào thị trường EU . 70
    2. Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu trong khối EU . 75
    II- Giải pháp . 80
    1. Giải pháp về phía Nhà nước . 80
    2.Giải pháp về phía doanh nghiệp 84
    3. Giải pháp khác . 91
    Kết luận

    Tài liệu tham khảo
     
Đang tải...