Luận Văn Tự do hóa thương mại dịch vụ trong vòng Doha và các nước đang phát triển

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 1/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tự do hóa thương mại dịch vụ trong vòng Doha và các nước đang phát triển


    Tóm tắt. Đàm phán dịch vụ trong vòng Doha hầu như không tiến triển so với những kết quả đã đạt được từ năm 2006. Các quốc gia đều thể hiện sự thận trọng, thăm dò thái độ và chính sách của các nước khác với rất ít nỗ lực tự do hóa mới được đưa ra. Mặc dù các bản chào trong vòng Doha nhìn chung cao hơn mức cam kết trong vòng Uruguay, trong rất ít trường hợp các bản chào của các nước cao hơn hiện trạng. Ngành dịch vụ viễn thông và tài chính tuy được đánh giá là có mức độ tự do hóa khá cao nhưng các chính phủ vẫn tiếp tục hạn chế số lượng các nhà cung cấp dịch vụ và mức độ sở hữu của các doanh nghiệp nước ngoài trong các công ty viễn thông và các ngân hàng. Các dịch vụ chuyên ngành, bán lẻ và vận tải biển đạt mức độ tự do hóa thấp. Mở cửa tiếp cận thị trường theo Phương thức 4 vẫn là mâu thuẫn lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển. Nguyên nhân của tình trạng trì trệ trong đàm phán dịch vụ khá nhiều, có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Để thúc đẩy mở cửa thị trường dịch vụ, các nước đang phát triển cần có cách tiếp cận chủ động. Một mặt, các nước đang phát triển cần bảo vệ thị trường dịch vụ nội địa trước sức ép của các nước phát triển, mặt khác nỗ lực phát triển nguồn nhân lực, tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế để nâng cao năng lực hoạch định và thực hiện chính sách dịch vụ cũng như theo sát tình hình đàm phán dịch vụ trong vòng Doha, từ đó ủng hộ kết thúc đàm phán thương mại dịch vụ một cách hợp lý.


    1. Mở đầu


    Trong vòng đàm phán Doha, các cuộc đàm phán về tự do hóa thương mại tập trung chủ yếu vào hàng hóa công nghiệp và nông nghiệp. Dịch vụ cũng được đề cập đến nhưng hầu như chỉ mang tính hình thức trong khi vai trò của dịch vụ đối với sự phát triển của thế giới ngày càng được ghi nhận qua sự đóng góp của dịch vụ lên tới 80% GDP của Mỹ, EU và xuất khẩu dịch vụ của một số nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc và Brazil tăng bình quân


    10% mỗi năm. Những lợi ích từ việc tự do hóa dịch vụ viễn thông, tài chính, vận tải và dịch vụ kinh doanh là rất lớn. Thêm vào đó, muốn khai thác các cơ hội từ tự do hóa thương mại hàng hóa, điều kiện cần là phải thúc đẩy sự phát triển của các ngành dịch vụ. Chính vì vậy, trong các phiên đàm phán của vòng Doha về dịch vụ hai năm trở lại đây, nhiều thành viên WTO như EU, Mỹ và Ấn Độ bày tỏ sự quan tâm hơn đến tự do hóa thương mại dịch vụ (Gootiiz & Mattoo, 2009). Tuy nhiên, vòng đàm phán Doha đã thúc đẩy tự do hóa dịch vụ ở mức độ nào? Đó là điều theo nhiều chuyên gia kinh tế rất khó đánh giá tính đến thời điểm hiện nay. Bài viết này sẽ phân tích và đánh giá ở một






    chừng mực nhất định tình hình tự do hóa thương mại dịch vụ trong vòng Doha, những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ của đàm phán tự do hóa thương mại dịch vụ trong vòng Doha hiện nay và vai trò/ngụ ý với các nước đang phát triển trong quá trình đàm phán và thực hiện tự do hóa dịch vụ.




    2. Tình hình tự do hóa thương mại dịch vụ
    trong vòng Doha


    Vòng đàm phán Uruguay - Con đường dẫn
    đến vòng đàm phán Doha
    Vòng đàm phán Urugoay (là vòng đàm phán đa phương thứ 8 của GATT(1) - kết thúc năm 1994) đã xây dựng cơ sở pháp lý cho thương mại dịch vụ với sự ra đời của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS(2)). Vào thời điểm đó, lĩnh vực dịch vụ mới phát triển và chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với công nghiệp và dịch vụ, vì vậy các thành viên WTO rất thận trọng trong việc mở cửa thị trường dịch vụ. Hầu hết các thành viên đều cam kết mở cửa dịch vụ ở mức độ thấp hơn so với mức độ mở cửa thị trường thực tế, làm cho kết quả của đàm phán dịch vụ trong vòng Uruguay chỉ mang tính hình thức và không thật sự đóng góp vào thúc đẩy tự do dịch vụ trên thị trường thế giới. Đóng góp lớn của vòng đàm phán Uruguay là các quốc gia đã thống nhất sẽ khởi động đàm phán trong các lĩnh vực dịch vụ quan trọng gồm viễn thông, tài chính và vận tải biển.
    Các đàm phán trong dịch vụ viễn thông được khởi động vào năm 1995 và kết thúc vào tháng 2-1997 sau hai năm đàm phán với kết quả là các nước đã đạt được một Hiệp định về viễn thông. Dựa trên Hiệp định này, các thành viên sẽ đưa ra các bản cam kết mở cửa thị trường viễn thông của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, Hiệp định không mang tính bắt buộc và nhiều thành viên không bám sát vào Hiệp định hoặc chỉ




    (1) General Agreement on Trade and Tariff - Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch.
    (2) General Agreement on Trade in Services - Hiệp định chung về thương mại dịch vụ.

    tuân thủ một phần khi đưa ra các kế hoạch và lịch trình tự do hóa dịch vụ viễn thông của mình.
    Không suôn sẻ như các đàm phán trong viễn thông, các đàm phán về dịch vụ tài chính bị ngừng trệ chỉ sau một vài tháng khởi động thương lượng. Một mặt, Mỹ cho rằng các cam kết mà các thành viên đưa ra quá khiêm tốn và cần phải cởi trói hơn nữa dịch vụ tài chính. Mặt khác, các nước đang phát triển rất lưỡng lự trong việc tự do hóa lĩnh vực dịch vụ tài chính của mình. Kết quả là phải đến tháng 12 - 1997 khi các thương lượng được khởi động lại các nước thành viên mới đạt được thỏa thuận về tự do hóa dịch vụ tài chính
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...