Tiến Sĩ Tự do hóa tài chính ở Việt Nam Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Tự do hóa tài chính ở Việt Nam Thực trạng và giải pháp


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH . 7
    1.1. NỘI DUNG VÀ NGUYÊN TẮC TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH 7
    1.1.1. Khái niệm tự do hóa tài chính . 7
    1.1.2. Nội dung của tự do hóa tài chính 8
    1.1.3. Đo lường mức độ tự do hóa tài chính . 26
    1.1.4. Nguyên tắc và trình tự tự do hóa tài chính 32
    1.1.5. Tác động của tự do hóa tài chính đến nền kinh tế 42
    1.2. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CỦA QUÁ
    TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH 58
    1.2.1. Nhân tố tác động tới quá trình tự do hóa tài chính . 58
    1.2.2. Điều kiện cần thiết để thực hiện tự do hóa tài chính 60
    1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH 66
    1.3.1. Tổng quan về quá trình tự do hóa tài chính toàn cầu 66
    1.3.2. Kinh nghiệm tự do hóa tài chính của một số quốc gia 68
    1.3.3. Bài học cho Việt Nam từ việc nghiên cứu kinh nghiệm tự do hóa tài chính
    của các quốc gia . 85
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
    2.1. TỔNG QUAN VỀ TIẾN TRÌNH MỞ CỬA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
    Ở VIỆT NAM 94
    2.2. THỰC TRẠNG TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM . 95
    2.2.1. Tự do hóa lãi suất 96
    2.2.2. Tự do hóa tỷ giá hối đoái 101
    2.2.3. Tự do hoá hoạt động của các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính
    khác trên thị trường tài chính 104
    2.2.4. Tự do hóa các giao dịch vốn . 118
    2.2.5. Đo lường mức độ tự do hóa tài chính của Việt Nam 133
    2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 138
    2.3.1. Thành tựu đã đạt được . 138
    2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân . 146
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH
    Ở VIỆT NAM 160
    3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH Ở . 160
    VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 . 160
    3.1.1.Quan điểm tự do hóa tài chính . 160
    3.1.2. Định hướng lộ trình tự do hóa tài chính ở Việt Nam 161
    3.2. LỘ TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 162
    3.3. GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI
    CHÍNH Ở VIỆT NAM 175
    3.3.1. Tăng cường sự lành mạnh của khuôn khổ chính sách kinh tế vĩ mô tạo
    điều kiện cho sự thành công của tự do hóa tài chính 175
    3.3.2. Hoàn thiện hệ thống thể chế và luật pháp . 179
    3.3.3. Tăng cường khả năng bền vững của nợ nước ngoài . 181
    3.3.4. Phát triển và hoàn thiện các thị trường tài chính 181
    3.3.5. Thiết lập khuôn khổ quản lý và giám sát phòng ngừa 183
    3.3.6. Tái cấu trúc hệ thống tài chính nhằm củng cố, nâng cấp đồng bộ cả hệ
    thống ngân hàng và các định chế khác trên thị trường tài chính nội địa 191
    3.3.7. Công tác thu thập, phân tích và cung cấp thông tin cần được cải tiến
    nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin 196
    3.3.8. Cải thiện hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế . 198
    KẾT LUẬN . 199
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Qua nhiều thập niên kiềm chế tài chính nặng nề, các quốc gia nhận thức
    rõ cái giá phải trả, đồng thời, với những điều kiện mới của môi trường toàn
    cầu, các nước cố gắng chọn cho mình những giải pháp tự do hóa tài chính để
    làm tăng tính cạnh tranh trong hệ thống tài chính , từ đó cải thiện hiệu quả
    phân bổ và sử dụng nguồn lực.
    Các nước đều có những sự khác biệt nhất định như: yếu tố cơ bản của
    kinh tế vĩ mô; trình độ phát triển của hệ thống tài chính; mức độ hoàn thiện
    của hệ thống pháp lý; năng lực điều hành, quản trị v.v . là những vấn đề cần
    quan tâm khi lựa chọn các biện pháp và trình tự tự do hóa tài chính. Mục đích
    chính là tối đa hóa những lợi ích của tự do hóa tài chính đồng thời giảm thiểu
    được những thiệt hại mà tự do hóa tài chính mang theo. Tự do hóa tài chính
    giúp tạo ra một môi trường minh bạch, linh hoạt và hiệu quả cho hệ thống tài
    chính, thu hút đầu tư, kích thích sự cạnh tranh lành mạnh, mang lại động lực
    phát triển cũng như cơ hội sử dụng các dịch vụ tài chính đa dạng, chất lượng
    cao. Những lợi ích tiềm năng của tự do hoá tài chính là rất lớn, nhưng bên
    cạnh đó cũng có những mặt trái được cho là nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ,
    khủng hoảng tài chính.
    Đầu thế kỷ 20 quá trình tự do hóa tài chính đã xuất hiện nhưng nó chỉ
    thực sự trở thành làn sóng mạnh mẽ từ sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2
    kết thúc. Các nền kinh tế phát triển khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu tiến hành tự
    do hóa tài chính mạnh vào những năm 1960 - 1970, các nền kinh tế khu vực
    Mỹ Latinh và Nhật Bản thực hiện mạnh vào những năm 1980 còn các nền
    kinh tế đang phát triển ở Châu Á đẩy mạnh tiến trình này vào những năm
    1990.
    Tuy nhiên, kể từ khi tự do hóa tài chính trở nên phổ biến trên thế giới,
    người ta lại thấy có nhiều cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở nhiều quốc gia
    như ở khu vực Mỹ Latinh thập niên 1980 hay cuộc khủng hoảng tài chính
    2
    Châu Á năm 1997 và hiện tại là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất
    phát từ nước Mỹ năm 2008.
    Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đầy biến động như hiện nay, khi
    cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ năm 2008 lan sang các quốc gia,
    nền kinh tế thế giới hiện chưa có dấu hiệu phục hồi cùng với vấn đề nợ công
    của khu vực đồng tiền chung châu Âu (EUROZONE), đã khiến cho các
    chuyên gia kinh tế, các nhà nghiên cứu nhìn nhận lại vấn đề tự do hóa tài
    chính. Khi các quốc gia ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thì sự
    biến động trong hệ thống tài chính của một quốc gia sẽ tác động mạnh tới các
    quốc gia khác. Mức độ tự do hóa tài chính với mỗi quốc gia như thế nào là
    phù hợp cho từng giai đoạn cụ thể? Đó là một câu hỏi cần được xem xét.
    Có những quan điểm cho rằng chính vì quá trình tự do hóa tài chính mà
    các cuộc khủng hoảng tài chính đã có cơ hội xảy ra. Lại có những lập luận
    khác cho rằng, tự do hóa tài chính là tốt nhưng cách thức và điều kiện tiến
    hành tự do hóa mới là thủ phạm gây ra các cuộc khủng hoảng.
    Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của mình, việc
    tự do hóa nên tài chính là không thể không thực hiện , đặc biệt là sau khi Việt
    Nam ra nhập WTO năm 2007. Việc có những hiểu biết sâu sắc về quá trình tự
    do hóa tài chính là điều hết sức cần thiết để có thể góp phần tiến hành một
    cách thành công quá trình tự do hóa tài chính của Việt Nam nói riêng và sự
    hội nhập của cả nền kinh tế vào hệ thống kinh tế toàn cầu nói chung. Việc
    nghiên cứu vấn đề này càng trở nên có ý nghĩa trong điều kiện hệ thống tài
    chính non trẻ của Việt Nam, với bối cảnh nền kinh tế quốc tế hiện tại, để có
    thể tận dụng được những lợi ích to lớn của tự do hoá tài chính đồng thời hạn
    chế những tác động tiêu cực của nó đến nền kinh tế. Vấn đề quan trọng là lựa
    chọn được một lộ trình tự do hóa tài chính với mức độ phù hợp trong từng
    giai đoạn. Xuất phát từ những yêu cầu đó, tác giả chọn đề tài “Tự do hoá tài
    chính ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
    3
    Tự do hóa tài chính đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều
    các nhà khoa học và các tổ chức trên thế giới như Ngân hàng Thế giới và Quỹ
    Tiền tệ Quốc tế . Nội dung nghiên cứu về tự do hóa tài chính rất rộng, nhưng
    có thể tạm chia các công trình nghiên cứu thành những nhóm vấn đề sau:
    - Những khía cạnh lý thuyết và thực nghiệm về tự do hóa tài chính: bản
    chất, lợi ích và chi phí, những điều kiện tiền đề, mức độ tự do hóa tài chính
    được đề cập tới trong một số nghiên cứu của J. Stiglitz (2000), Gerard Caprio,
    Patrick Honohan and Joseph E. Stiglitz (2004), Abdul Abiad, Enrica
    Detragiache, và Thierry Tressel (2008). Cụ thể như: Gerard Caprio, Patrick
    Honohan and Joseph E. Stiglitz (2004), Financial Liberalization: How Far?
    How Fast?, Joumal of Comparatlve Economics, 2004, vol. 32; chỉ ra bản chất
    của tự do hóa tài chính và mức độ tiến hành tự do hóa tài chính. Ronald
    McKinnon (1993), The Order of Economic Liberalization: Financial Control
    in the Transition to a Market Economy, Baltimore, Johns Hopkins University
    Press, 1993 thì nói rõ về trình tự tự do hóa tài chính
    - Nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia về tự do hóa tài chính: các
    lựa chọn biện pháp và lộ trình; phân tích nguyên nhân của thành công và thất bại.
    Các tác giả tiêu biểu là Akira Ariyoshi, Karrl Habermeier, Bernarrd Laurens, Inci
    Otker-Robe (trong các chương trình nghiên cứu của IMF, WB tiến hành sau
    khủng hoảng tài chính Châu Á 1997), John Williamson và Molly Mahar (1998),
    Barry Eichengreen and Michael Mussa (1998), Bernhard Fischer và Reisen
    Helmut (1992), Ronald Mckinnon (1993). Trong nghiên cứu của Barbara
    Stallings (2004) thì chỉ rõ bài học về thành công và thất bại từ Châu Mỹ latinh
    và Đông Á khi tiến hành tự do hóa tài chính
    - Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tự do hóa tài chính và khủng hoảng
    có một số các nhà nghiên cứu nổi tiếng: Krugman, Obstfeld Krugman
    (1979) là học giả đầu tiên lý giải cho sự nổ ra của khủng hoảng tài chính xuất
    phát từ chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Ông cho rằng các quốc gia cơ chế
    tỷ giá được quản lý không hợp lý có thể dẫn tới khủng hoảng khi các nhà đầu
    tư nước ngoài rút vốn ồ ạt gây ra sự cạn kiệt củ a dự trữ ngoại hối. Obstfeld
    4
    (1996) đưa ra lập luận trên cơ sở mô hình của Krugman và chỉ ra rằng, mặc
    dù có cơ chế điều hành tỷ giá hợp lý, tuy nhiên khủng hoảng tài chính vẫn có
    thể nổ ra nếu như kỳ vọng của thị trường đột ngột thay đổi kết hợp với các
    cuộc tấn công của giới đầu cơ.
    Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước.
    Những nghiên cứu trong nước về chủ đề này có thể kể ra một số tác giả
    và công trình như: Đề tài khoa học cấp bộ của Trịnh Quang Long (2006), Tự
    do hóa tài chính và rủi ro phát sinh: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị một lộ
    trình cho Việt nam đi sâu nghiên cứu về tự do hóa tài chính gắn với các rủi ro
    có liên quan;
    Đề tài nghiên cứu đặc biệt mã số QG.04.25. Đại học Quốc gia Hà Nội của
    Trần Thị Thái Hà (2006). Tự do hóa tài chính:Lý luận, kinh nghiệm quốc tế
    và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam lại chủ yếu nghiên cứu về vấn đề kiềm
    chế tài chính tiến tới tự do hóa tài chính và kinh nghiệm của một số quốc gia.
    Bùi Ngọc Sơn (2010), Tự do hóa tài chính – Một xu hướng mang tính toàn
    cầu, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, đề tài này đã chỉ ra triển vọng của xu
    hướng tự do hóa tài chính trên toàn cầu, đây vẫn là vấn đề còn tiếp diễn bất
    chấp những biến động mạnh trong môi trường kinh doanh toàn cầu thời gian
    qua. Nguyễn Toàn Thắng (2010), Lý luận và thực tiễn về tự do hóa các giao
    dịch vốn và sự ổn định khu vực tài chính Việt Nam: Khuôn khổ chính sách
    đến năm 2020, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, đề tài này đề cập
    đến vấn đề tự do hóa giao dịch vốn trong mối quan hệ với sự ổn định của khu
    vực tài chính ở Việt Nam. Đề cập đến mối quan hệ giữa tự do hóa tài chính và
    tăng trưởng kinh tế có nghiên cứu của Trần Anh Tuấn (2002), Tác động của
    việc tự do hoá tài chính đến tăng trưởng kinh tế- lý luận & thực tiễn ở Việt
    nam, Viện nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Một số nghiên cứu
    của Bộ kế hoạch và đầu tư - Chương trình Phát triển Liên hợp quốc; Dự án
    VlE/02/009, Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa dịch
    vụ tài chính: trường hợp ngành ngân hàng, tháng 12-2005; Nguyễn Đại Lai,
    Tự do hoá tài chính – Xu thế và giải pháp chính sách cho ngân hàng Việt nam


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    A. Tiếng Việt
    1. Vũ Đình Ánh (2002) "Tự do hóa tài chính: Lý luận, kinh nghiệm quốc
    tế và thực tiễn ở Việt Nam”, Tài liệu giảng dạy
    2. Vũ Thành Tự Anh (2006), Bài giảng về tự do hóa tài chính, Bài giảng
    Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
    3. Các cam kết của Việt Nam gia nhập WTO về 1ĩnh vực ngân hàng, Văn
    kiện gia nhập WTO của Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội,
    2006.
    4. CIEM và UNDP (2005), Thị trường tài chính Việt Nam, Thực trạng và
    giải pháp.
    5. CIEM – Trung tâm thông tin và tư liệu Việt Nam (2007), Tự do hoá tài
    chính – con đường và bước đi.
    6. Dự án VIE/02/009. Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của
    tự do hóa dịch vụ tài chính: trường hợp ngành ngân hàng , 12-2005
    7. Huỳnh Thế Du (2007), "Cải cách hệ thống Ngân hàng Việt Nam:
    Nghiên cứu so sánh với Trung Quốc", Tài liệu chương trình giảng dạy
    kinh tế Fulbright.
    8. Nguyễn Thị Dũng (2001) "Hoàn thiện chính sách lãi suất và cơ chế lãi
    suất trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế
    9. Điều lệ Qũy tiền tệ Quốc tế, IMF.
    10. F.Mishkin (1991), Kinh tế học về tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài
    chính, bản dịch của trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội (1994)
    11. Trần Thị Thái Hà (2006), Tự do hóa tài chính: Lý luận, kinh nghiệm
    quốc tế và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Đề tài nghiên cứu đặc
    biệt, mã số QG.04.25, Đại học Quốc gia Hà Nội.
    12. Trần Thị Thái Hà (2004) - Mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài -những vấn đề đặt ra cho Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số
    tháng 10-2004
    13. Tô Ngọc Hưng (2011), Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam, NXB
    Tài chính.
    14. TS. Nguyễn Đắc Hưng (2003) "Hoàn thiện cơ chế lãi suất và phát triển
    thị trường tiền tệ" - Tạp chí ngân hàng số 10/2003.
    15. Dương Thu Hương (2001), Hoàn thiện chính sách tiền tệ và giải pháp
    điều hành phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm đảm
    bảo sự ổn định và phát triển kinh tế giai đoạn 2000 – 2020, Đề tài
    nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp ngành, mã số KNHTĐ.02 - 2001
    16. Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ
    http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/bta_overview.html
    17. Joseph E. Stiglitz (2008) , "Toàn cầu hóa và những mặt trái ", Nhà
    xuất bản trẻ.
    18. Nguyễn Đại Lai( 2007), Tự do hoá tài chính – xu thế và giải pháp
    chính sáchcho ngân hàng Việt nam thời kỳ hậu WTO tại
    www.sbv.gov.vn
    19. Nguyễn Đại Lai (2002), Giải pháp giám sát đồng bộ các thị trường bộ
    phận của thị trường tài chính Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học
    cấp ngành, mã số KNH 2007 -02
    20. Nguyễn Đại Lai (2005), Những vấn đề đặt ra và giải pháp hoàn thiện
    cơ chế chính sách lãi suất, chính sách tín dụng và phát triển thị trường
    tiền tệ Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010, Đề tài nghiên cứu khoa
    học cấp ngành, mã số 05/NCKH – 2005.
    21. Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010
    22. Luật Các tổ chức tín dụng 2010
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...