Tiến Sĩ Tự do hóa tài chính ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TÊ
    NĂM 2013



    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH
    . 7
    1.1. NỘI DUNG VÀ NGUYÊN TẮC TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH 7
    1.1.1. Khái niệm tự do hóa tài chính . 7
    1.1.2. Nội dung của tự do hóa tài chính 8
    1.1.3. Đo lường mức độ tự do hóa tài chính . 26
    1.1.4. Nguyên tắc và trình tự tự do hóa tài chính 32
    1.1.5. Tác động của tự do hóa tài chính đến nền kinh tế 42
    1.2. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CỦA QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH 58
    1.2.1. Nhân tố tác động tới quá trình tự do hóa tài chính . 58
    1.2.2. Điều kiện cần thiết để thực hiện tự do hóa tài chính 60
    1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH 66
    1.3.1. Tổng quan về quá trình tự do hóa tài chính toàn cầu 66
    1.3.2. Kinh nghiệm tự do hóa tài chính của một số quốc gia 68
    1.3.3. Bài học cho Việt Nam từ việc nghiên cứu kinh nghiệm tự do hóa tài chính của các quốc gia . 85
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
    2.1. TỔNG QUAN VỀ TIẾN TRÌNH MỞ CỬA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 94
    2.2. THỰC TRẠNG TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM . 95
    2.2.1. Tự do hóa lãi suất 96
    2.2.2. Tự do hóa tỷ giá hối đoái 101
    2.2.3. Tự do hoá hoạt động của các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính khác trên thị trường tài chính 104
    2.2.4. Tự do hóa các giao dịch vốn . 118
    2.2.5. Đo lường mức độ tự do hóa tài chính của Việt Nam 133
    2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 138
    2.3.1. Thành tựu đã đạt được . 138
    2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân . 146
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH
    Ở VIỆT NAM 160
    3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH Ở . 160
    VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 . 160
    3.1.1.Quan điểm tự do hóa tài chính . 160
    3.1.2. Định hướng lộ trình tự do hóa tài chính ở Việt Nam 161
    3.2. LỘ TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 162
    3.3. GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 175
    3.3.1. Tăng cường sự lành mạnh của khuôn khổ chính sách kinh tế vĩ mô tạo điều kiện cho sự thành công của tự do hóa tài chính 175
    3.3.2. Hoàn thiện hệ thống thể chế và luật pháp . 179
    3.3.3. Tăng cường khả năng bền vững của nợ nước ngoài . 181
    3.3.4. Phát triển và hoàn thiện các thị trường tài chính 181
    3.3.5. Thiết lập khuôn khổ quản lý và giám sát phòng ngừa 183
    3.3.6. Tái cấu trúc hệ thống tài chính nhằm củng cố, nâng cấp đồng bộ cả hệ thống ngân hàng và các định chế khác trên thị trường tài chính nội địa 191
    3.3.7. Công tác thu thập, phân tích và cung cấp thông tin cần được cải tiến nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin. . 196
    3.3.8. Cải thiện hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế . 198
    KẾT LUẬN . 199
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

    Qua nhiều thập niên kiềm chế tài chính nặng nề, các quốc gia nhận thức rõ cái giá phải trả, đồng thời, với những điều kiện mới của môi trường toàn cầu, các nước cố gắng chọn cho mình những giải pháp tự do hóa tài chính để làm tăng tính cạnh tranh trong hệ thống tài chính, từ đó cải thiện hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực.
    Các nước đều có những sự khác biệt nhất định như: yếu tố cơ bản của kinh tế vĩ mô; trình độ phát triển của hệ thống tài chính; mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp lý; năng lực điều hành, quản trị v.v . là những vấn đề cần quan tâm khi lựa chọn các biện pháp và trình tự tự do hóa tài chính. Mục đích chính là tối đa hóa những lợi ích của tự do hóa tài chính đồng thời giảm thiểu được những thiệt hại mà tự do hóa tài chính mang theo. Tự do hóa tài chính giúp tạo ra một môi trường minh bạch, linh hoạt và hiệu quả cho hệ thống tài chính, thu hút đầu tư, kích thích sự cạnh tranh lành mạnh, mang lại động lực phát triển cũng như cơ hội sử dụng các dịch vụ tài chính đa dạng, chất lượng cao. Những lợi ích tiềm năng của tự do hoá tài chính là rất lớn, nhưng bên cạnh đó cũng có những mặt trái được cho là nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ, khủng hoảng tài chính.
    Đầu thế kỷ 20 quá trình tự do hóa tài chính đã xuất hiện nhưng nó chỉ thực sự trở thành làn sóng mạnh mẽ từ sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc. Các nền kinh tế phát triển khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu tiến hành tự do hóa tài chính mạnh vào những năm 1960 - 1970, các nền kinh tế khu vực Mỹ Latinh và Nhật Bản thực hiện mạnh vào những năm 1980 còn các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á đẩy mạnh tiến trình này vào những năm 1990.
    Tuy nhiên, kể từ khi tự do hóa tài chính trở nên phổ biến trên thế giới, người ta lại thấy có nhiều cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra ở nhiều quốc gia như ở khu vực Mỹ Latinh thập niên 1980 hay cuộc khủng hoảng tài chính
    2
    Châu Á năm 1997 và hiện tại là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ nước Mỹ năm 2008.
    Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đầy biến động như hiện nay, khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ năm 2008 lan sang các quốc gia, nền kinh tế thế giới hiện chưa có dấu hiệu phục hồi cùng với vấn đề nợ công của khu vực đồng tiền chung châu Âu (EUROZONE), đã khiến cho các chuyên gia kinh tế, các nhà nghiên cứu nhìn nhận lại vấn đề tự do hóa tài chính. Khi các quốc gia ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thì sự biến động trong hệ thống tài chính của một quốc gia sẽ tác động mạnh tới các quốc gia khác. Mức độ tự do hóa tài chính với mỗi quốc gia như thế nào là phù hợp cho từng giai đoạn cụ thể? Đó là một câu hỏi cần được xem xét.
    Có những quan điểm cho rằng chính vì quá trình tự do hóa tài chính mà các cuộc khủng hoảng tài chính đã có cơ hội xảy ra. Lại có những lập luận khác cho rằng, tự do hóa tài chính là tốt nhưng cách thức và điều kiện tiến hành tự do hóa mới là thủ phạm gây ra các cuộc khủng hoảng.
    Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của mình, việc tự do hóa nên tài chính là không thể không thực hiện, đặc biệt là sau khi Việt Nam ra nhập WTO năm 2007. Việc có những hiểu biết sâu sắc về quá trình tự do hóa tài chính là điều hết sức cần thiết để có thể góp phần tiến hành một cách thành công quá trình tự do hóa tài chính của Việt Nam nói riêng và sự hội nhập của cả nền kinh tế vào hệ thống kinh tế toàn cầu nói chung. Việc nghiên cứu vấn đề này càng trở nên có ý nghĩa trong điều kiện hệ thống tài chính non trẻ của Việt Nam, với bối cảnh nền kinh tế quốc tế hiện tại, để có thể tận dụng được những lợi ích to lớn của tự do hoá tài chính đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của nó đến nền kinh tế. Vấn đề quan trọng là lựa chọn được một lộ trình tự do hóa tài chính với mức độ phù hợp trong từng giai đoạn. Xuất phát từ những yêu cầu đó, tác giả chọn đề tài “Tự do hoá tài chính ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu.
     
Đang tải...