Tiểu Luận Tự do hóa tài chính ở Việt Nam - Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tự do hóa tài chính ở Việt Nam - Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam
    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
    1.1. Tài chính kiềm chế.
    1.1.1. Tài chính kiềm chế là gì?
    Tài chính kiềm chế là một cơ chế tài chính được đặc trưng hóa bởi sự can thiệp
    quá mức của nhà nước vào các hoạt động và các quá trình tài chính. Trong đó, nhà nước
    sẽ ấn định những mức lãi suất trần, trực tiếp điều tiết quá trình phân phối tín dụng bằng
    các quyết định hành chính nhiều hơn là thông qua cơ chế thị trường, ưu tiên cho khu vực
    kinh tế nhà nước và đặt ra các tỷ lệ dự trữ bắt buộc quá cao và kiểm soát chặt chẽ nguồn
    vốn trong và ngoài nước.
    1.1.2. Hậu quả của tài chính kiềm chế.
    Tài chính kiềm chế áp dụng mức lãi suất thấp sẽ khuyến khích đầu tư, từ đó sẽ
    thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, nó gây ra không ít những hạn chế về tăng trưởng kinh tế
    cũng như sự mất ổn định kinh tế vĩ mô như:
    - Tài chính kiềm chế áp dụng mức lãi suất thấp sẽ khuyến khích đầu tư, từ đó sẽ
    thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, nó gây ra không ít những hạn chế về tăng trưởng kinh tế
    cũng như sự mất ổn định kinh tế, tiềm năng tài chính không được sử dụng và đầu tư vào
    sản xuất bởi vì lãi suất thấp thì công chúng sẽ không muốn gởi tiết kiệm mà sẽ hiện vật
    hóa dưới dạng vàng, đá quý, ngoại tệ mạnh, hàng hóa tiêu dùng. Vì vậy, gây ra tình trạng
    thiếu vốn đầu tư, khan hiếm hàng hóa giả tạo, mất cân đối nghiêm trọng trên thị trường
    hàng hóa.
    - Cầu về vốn vượt xa khả năng của các nguồn cung cấp nên các danh mục đầu tư có
    tỷ suất lợi nhuận cao phải hủy bỏ hoặc sử dụng vốn từ các thị trường ngầm.
    - Ngân sách nhà nước luôn phải bao cấp và thiếu hụt vì các doanh nghiệp nhà nước
    luôn được ưu tiên vay vốn với lãi suất bao cấp dẫn tới luôn ỷ lại, không sản xuất và kinh
    doanh có hiệu quả.
    - Hệ thống tài chính không được phát triển và không thể thực hiện được những chức
    năng trong việc điều tiết và tạo vốn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
    - Thị trường tài chính có thể không có hoặc manh mún, phân tán và đầy rủi ro, lạm
    phát và tỷ giá biến động không thể kiểm soát được.
    Lớp Cao học kinh tế - Đêm 4 - Nhóm 9

    1.2. Tự do hóa tài chính
    1.2.1. Tự do hóa tài chính là gì?
    Tự do hóa tài chính là quá trình giảm thiểu và cuối cùng là hủy bỏ sự kiểm soát
    của Nhà nước đối với hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia, làm cho hệ thống này
    hoạt động tự do hơn và hiệu quả hơn theo quy luật thị trường.
    Tự do hóa tài chính được chia làm hai cấp độ:
    - Tự do hóa tài chính nội địa: Bằng cách xóa bỏ sự kiểm soát lãi suất và phân bổ tín
    dụng
    - Tự do hóa tài chính quốc tế: Loại bỏ kiểm soát vốn và các hạn chế trong quản lý
    ngoại hối.
    Bản chất của tự do hóa tài chính là hoạt động tài chính theo cơ chế nội tại vốn có
    của thị trường và chuyển vai trò điều tiết tài chính từ chính phủ sang thị trường, mục tiêu
    là tìm ra sự phối hợp có hiệu quả giữa Nhà nước và thị trường trong việc thực hiện các
    mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội.
    1.2.2. Lợi ích của tự do hóa tài chính
    Nhìn từ góc độ kinh tế, hoạt động tài chính cũng giống như các hoạt động trao đổi
    mua bán các hàng hoá và dịch vụ khác, có thể có những tác động tích cực đến thu nhập
    và sự tăng trưởng của tất cả các đối tác tham gia. Lợi ích của việc tự do hoá các hoạt
    động thương mại trong lĩnh vực dịch vụ tài chính có thể có được nhìn nhận trên một số
    khía cạnh sau:
    - Tự do hoá tài chính sẽ tăng thêm áp lực cạnh tranh làm cho khu vực dịch vụ tài
    chính hoạt động có hiệu quả và ổn định hơn, đồng thời giúp các tổ chức tài chính nội địa
    có điều kiện cải thiện năng lực quản lý.
    - Tự do hoá tài chính sẽ làm tăng thêm chất lượng các dịch vụ tài chính được cung
    cấp (do sự độc quyền bị loại bỏ). Người tiêu dùng có thể được hưởng những sản phẩm
    dịch vụ mới, đa dạng, tiện ích với chi phí và thời gian ít nhất.
    - Tự do hoá các dịch vụ tài chính đem đến nhiều cơ hội cho việc chuyển giao công
    nghệ và làm giảm thiểu những rủi ro có tính hệ thống.
    - Tự do hoá các dịch vụ tài chính tạo điều kiện cho việc thiết lập một chính sách
    kinh tế vĩ mô có hiệu quả hơn phù hợp với những điều kiện trong một nền kinh tế mở,
    trên cơ sở đó thực hiện phân phối nguồn lực một cách có hiệu quả trên cơ sở khai thác tối

    đa lợi thế kinh tế trong nước và thế giới.
    1.2.3. Mặt trái của tự do hóa tài chính
    Tiềm năng lợi ích của tự do hoá tài chính là rất lớn, tuy nhiên tự do hoá tài chính
    cũng cố những mặt trái nhất thiết phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt trong điều
    kiện xu thế tự do hoá tài chính cũng mới chỉ dừng lại ở những bước đi ban dầu. Những
    hạn chế của tự do hoá tài chính thông thường được nhìn nhận trên hai gốc độ:
    - Thứ nhất: Tự do hoá tài chính có thể làm tăng thêm khả năng gây ra khủng hoảng
    tài chính nếu tiến trình tự do hoá được thực hiện một cách nôn nóng, sai trình tự hoặc
    thiếu đồng bộ trong các biện pháp quản lý vĩ mô ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế.
    - Thứ hai: Tài chính thường được coi là công cụ quản lý chiến lược và là lĩnh vực
    đặc biệt cần được nắm giữ bởi Nhà nước để tập trung thực hiện những mục đích quan
    trọng của một quốc gia. Việc mở cửa thị trường tài chính có thể có nguy cơ làm xao
    nhãng hoặc thiếu tập trung trong việc điều hành thực hiện những mục tiêu của nhà nước
    vì các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài sẽ không quan tâm đến một mục đích nào khác
    hơn là mục đích lợi nhuận. Đặc biệt, trong điều kiện hệ thống tài chính nội địa có khả
    năng cạnh tranh kém, nền tài chính có nguy cơ bị thống trị bởi các tổ chức, doanh nghiệp
    tài chính nước ngoài thì quyền lực kiểm soát, khống chế và điều khiển thị trường tài
    chính của Nhà nước sẽ dần bị thu hẹp lại, và do đó có thể phương hại đến mục tiêu chiến
    lược của quốc gia. Hơn nữa, việc mở cửa thị trường tài chính nếu không được chuẩn bị
    kỹ lưỡng có thể sẽ dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực, thiếu lành mạnh như lừa đảo, phá
    sản, đổ vỡ . gây thiệt hại đến lợi ích của người tiêu dùng.
    1.2.4. Lộ trình tự do hóa tài chính
    Tự do hóa tài chính được tiến hành sau tự do hóa thương mại. Lộ trình tự do hóa
    tài chính trải qua những bước sau:
    Bước 1: Cải tiến và hiện đại hóa ngân hàng, đây là điều kiện cần thiết để phát triển
    cơ sở hạ tầng trên thị trường tài chính.
    Bước 2: Tự do hóa hoàn toàn lãi suất và thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi có sự
    quản lý của nhà nước.
    - Tự do hóa lãi suất là một phần quan trọng của tự do hóa tài chính, bản chất của tự
    do hóa lãi suất chính là cơ chế điều hành lãi suất hoàn toàn để cho cung cầu vốn trên thị
    trường xác định lãi suất cân bằng. Ngân hàng trung ương chỉ can thiệp bằng các công cụ
    để điều hành theo định hướng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...