Thạc Sĩ Tự do hóa tài chính – kinh nghiệm quốc tế và giải pháp đối với việt nam thời kỳ sau khi gia nhập wto

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 17/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HOÁ TÀI CHÍNH THEO WTO
    1.1 Khái niệm tự do hóa tài chính
    1.2 Tự do hóa tài chính trong WTO
    1.2.1 Các quy định của WTO về tự do hóa tài chính
    1.2.1.1 Tổng quan Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS
    1.2.1.2 Khái niệm dịch vụ tài chính
    1.2.1.3 Cam kết tự do hóa dịch vụ tài chính trong WTO
    1.2.2 Nội dung và xu hướng tự do hóa tài chính trong WTO
    1.2.2.1 Nội dung tự do hóa tài chính trong WTO
    1.2.2.2 Đo lường mức độ tự do hóa tài chính theo WTO
    1.2.2.3 Xu hướng tự do hoá tài chính tại các nước thành viên WTO
    1.3 Tác động của tự do hóa tài chính trong WTO
    1.3.1 Lợi ích của tự do hóa tài chính trong WTO
    1.3.2 Những mặt trái của tự do hóa tài chính trong WTO
    CHƯƠNG II : TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH THEO WTO CỦA MỘT
    SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
    2.1 Tự do hóa tài chính theo WTO của Hàn Quốc
    2.2 Tự do hoá tài chính theo WTO của Thái Lan
    2.3 Tự do hóa tài chính theo WTO của Malaysia
    2.4 Tự do hóa tài chính theo WTO của Trung Quốc
    2.5 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
    CHƯƠNG III GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI TIẾN TRÌNH TỰ DO HÓA
    TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM THỜI KỲ SAU WTO
    3.1 Tóm tắt cam kết tự do hoá tài chính theo WTO của Việt Nam
    3.2 Thực trạng tự do hóa tài chính theo WTO của Việt Nam
    3.2.1 Thực trạng thực hiện cam kết tự do hóa tài chính theo WTOcủa Việt Nam
    3.2.2 Đánh giá chung
    3.2.2.1 Những thành công
    3.2.2.2 Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình thực hiện tự do hóa tài chính theo WTO
    3.3 Giải pháp cho tiến trình tự do hoá tài chính theo WTO của Việt Nam từ kinh nghiệm các nước
    3.3.1 Định hướng quá trình tự do hóa tài chính theo WTO của Việt Nam
    3.3.2 Các giải pháp chung
    3.3.2.1 Thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt
    3.3.2.2 Thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng ổn định
    3.3.2.3 Thực hiện cải cách căn bản, toàn diện hệ thống giám sát tài chính
    3.3.2.4 Tiếp tục cải cách pháp luật về dịch vụ tài chính
    3.3.2.5 Nâng cao khả năng dự báo chính sách của chính phủ
    3.3.3 Các giải pháp cụ thể
    3.3.3.1 Các giải pháp về tăng cường hiện diện thương mại
    3.3.3.2 Các giải pháp về tự do hóa dòng vốn quốc tế
    3.4 Các kiến nghị
    3.4.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước
    3.4.2 Kiến nghị đối với hệ thống Ngân hàng thương mại
    3.4.3 Kiến nghị đối với Bộ Tài chính
    3.4.4 Kiến nghị đối với doanh nghiệp bảo hiểm
    3.4.5 Kiến nghị đối với Ủy ban chứng khoán Nhà nước
    3.4.6 Kiến nghị đối với các công ty chứng khoán
    KẾT LUẬN
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tự do hoá tài chính, hay quá trình làm giảm thiểu sự can thiệp của Nhà
    nước vào các quan hệ và giao dịch tài chính, là một trong những nội dung quan
    trọng của quá trình tự do hoá kinh tế. Tự do hoá tài chính đem lại nhi ều lợi ích như
    góp phần phân bổ vốn hiệu quả, xây dựng một hệ thống tài chính lành mạnh, thúc
    đẩy thương mại quốc tế nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về khủng hoảng tài
    chính tiền tệ hay suy thoái kinh tế chính trị Theo nghiên cứu của các chuyên gia
    kinh tế, nguy cơ từ tự do hoá kinh tế có thể lấn át các lợi ích đem lại nếu một nước
    tiến hành tự do hoá tài chính không dựa trên ổn định kinh tế vĩ mô và hạ tầng cơ sở
    vững chắc.
    Từ ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương
    mại thế giới WTO. Với các cam kết theo Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
    GATS, Việt nam sẽ mở cửa mạnh mẽ thị trường dịch vụ tài chính. Khi hoàn thành
    các cam kết trong GATS, Việt Nam sẽ hoàn thành hai nội dung quan trọng của quá
    trình tự do hoá tài chính, đó là tăng cường hiện diện thương mại của các tổ chức tài
    chính nước ngoài tại Việt Nam và tự do hóa một phần các luồng vốn quốc tế . Theo
    nhận định của người viết, Việt Nam có thể tận dụng lợi thế „người đi sau‟ trong
    quá trình thực hiện cam kết bằng cách đúc rút kinh nghiệm thành công cũng như
    thất bại của một số nước đi trước có xuất phát điểm tương tự như nước ta. Nghiên
    cứu kinh nghiệm của những nước này sẽ giúp Việt Nam nhận thức rõ ràng hơn về
    bản chất của quá trình tự do hoá tài chính nói chung và tự do hoá tài chính trong
    WTO nói riêng, nhận định được lợi thế và rủi ro của quốc gia khi tự do hoá tài
    chính đồng thời tìm ra những bước đi phù hợp với bối cảnh và điều kiện thực tế
    của Việt Nam.
    Hiện nay, có 3 cách tiếp cận khi nghiên cứu về tự do hoá tài chính. Cách
    tiếp cận thứ nhất đi sâu tìm hiểu về tự do hoá tài chính nội địa, trong đó hạt nhân là
    tự do hoá lãi suất. Cách tiếp cận thứ hai nghiên cứu về việc mở cửa thị trường tài
    chính đối với các tổ chức nước ngoài. Cách tiếp cận thứ ba tập trung phân tích tự
    do hoá tài chính thông qua các cam kết của WTO. Cách tiếp cận thứ ba tương đối
    mới mẻ và thực tế đến nay cũng chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu [12].
    Lựa chọn cách tiếp cận thứ ba, người viết chọn đề tài „Tự do hoá tài chính
    – Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp đối với Việt Nam thời kỳ sau khi gia nhập
    WTO‟ làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...