Thạc Sĩ Tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 14/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    I. Tính cấp thiết của đề tài
    Hội nhập quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để phục vụ cho các chiến lược phát
    triển kinh tế là một xu hướng tất yếu đối với các nước đang phát triển nói chung và đối với
    Việt Nam nói riêng. Đi cùng với xu hướng này, trong những năm qua, Việt Nam đã gia nhập
    hiệp hội ASEAN, ký hiệp định song phương Việt Nam – Hoa Kỳ và gần đây nhất là gia nhập
    WTO vào ngày 11/01/2007. Đồng thời, trong những năm gần đây, hoạt động dịch vụ tài chính
    là hoạt động có tính năng động nhất, phát triển nhanh nhất, không những tăng trưởng về mặt
    quy mô, mạng lưới giao dịch mà còn tăng cả về năng lực tài chính, năng lực điều hành, số
    lượng, chất lượng sản phẩm ngày càng đa dạng. Do sự phát triển vượt bậc này đã góp phần
    tích cực trong việc huy động vốn để đầu tư, cho vay, đáp ứng nhu cầu đầu tư của xã hội. Tuy
    nhiên, trong quá trình thực hiện, hoạt động dịch vụ tài chính vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế
    như chưa tạo dựng được thương hiệu riêng, tính tiện ích chưa cao, việc tiếp cận dịch vụ còn
    hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội, của quá trình hội nhập quốc tế. Trong điều kiện
    Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động về dịch vụ tài chính được dự báo là có sự cạnh tranh khốc
    liệt nhất, do trước khi gia nhập WTO chúng ta có sự bảo hộ của nhà nước, còn sau khi gia
    nhập WTO thì “sân chơi” đã bình đẳng, các bảo hộ của nhà nước đang dần dần bị xóa bỏ. Vậy
    các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính cần phải làm gì để không phải “thua ngay” trên “sân
    nhà” khi các chủ thể nước ngoài được kinh doanh như các chủ thể trong nước? Các chủ thể
    cung cấp dịch vụ tài chính cần phải làm thế nào để đáp ứng như cầu tăng trưởng nền kinh tế
    của Việt Nam, vừa phải đáp ứng những yêu cầu về mặt an toàn cũng như mang lại hiệu quả
    cho chính chủ thể cung cấp dịch vụ, đồng thời phải đáp ứng các chuẩn mực quốc tế? Đó là
    những vấn đề cần phải giải đáp.
    Với những nhận thức trên, góp phần nâng cao vị thế của hoạt động dịch vụ tài chính Việt Nam
    đủ sức có thể cạnh tranh với các chủ thể nước ngoài, tác giả chọn đề tài: “Tự do hóa dịch vụ
    tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO” làm luận văn tốt nghiệp cao học.
    II. Mục đích nghiên cứu:
    - Dịch vụ tài chính bao gồm những dịch vụ nào? Tự do hóa dịch vụ tài chính là
    như thế nào? Kinh nghiệm của các nước về tự do hóa dịch vụ tài chính và bài
    học cho Việt Nam?
    - Thực trạng tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
    như thế nào? Những cơ hội và thách thức khi tiến hành tự do hóa dịch vụ tài
    chính trong giai đoạn hậu WTO là gì?
    - Từ những lý luận cơ bản, những kinh nghiệm các nước và thực trạng hiện nay
    của Việt Nam, cần phải có các giải pháp nào nhằm thực hiện thành công tự do
    hóa các dịch vụ tài chính ở Việt Nam?
    III. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO.
    Về phạm vi nghiên cứu: chủ yếu nghiên cứu những quy định, những rào cản pháp lý, hoạt
    động của các dịch vụ tài chính, đặc biệt trong hoạt động dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm
    và dịch vụ chứng khoán ở Việt Nam từ năm 1990 trở lại đây.
    IV. Các kết quả đạt được
    Trong chương 1, tác giả đã hệ thống được lý luận cơ bản về tự do hóa dịch vụ tài chính và
    kinh nghiệm thực hiện tự do hóa dịch vụ tài chính ở một số nước.
    Trong chương 2, đánh giá thực trạng của Việt Nam về vấn đề tự do hóa dịch vụ tài chính,
    đồng thời rút ra những thành công và thách thức.
    Trong chương 3, đưa ra các biện pháp thúc đẩy tiến trình tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt
    Nam trong thời kỳ hậu WTO.
    V. Phương pháp nghiên cứu
    Trong đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống kê, phương
    pháp thu thập, tổng hợp dữ liệu, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp
    truy cập từ mạng và các văn bản, chủ trương của Đảng và Nhà nước, để từ đó đưa ra các kết
    luận cũng như các giải pháp cho đề tài.
    VI. Nội dung đề tài
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương, với tổng cộng 64 trang như sau:
    Chương 1. Tổng quan về tự do hóa dịch vụ tài chính (18 trang)
    Chương 2: Thực trạng tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam từ năm 1990 đến
    nay (26 trang)
    Chương 3: Các giải pháp đẩy mạnh tự do hóa dịch vụ tài chính ở Việt Nam
    thời kỳ hậu WTO (15 trang)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...