Tiến Sĩ Tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 23/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỰ ĐIỀU CHỈNH
    XÚC CẢM CỦA NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÝ
    8
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu tự điều chỉnh xúc cảm của NLTVTL 8
    1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu tự điều chỉnh xúc cảm của NLTVTL 20
    1.2.1. Khái niệm cơ bản
    1.2.2. Biểu hiện tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý 28
    1.2.3. Tiêu chí đánh giá tự điều chỉnh xúc cảm của NLTVTL 51
    1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự điều chỉnh xúc cảm của NLTVTL 59
    CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TỰ ĐIỀU CHỈNH XÚC CẢM CỦA NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÝ 67
    2.1. Tổ chức nghiên cứu 67
    2.2. Nội dung và các phương pháp nghiên cứu 67
    2.3. Khách thể nghiên cứu 87
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỰ ĐIỀU CHỈNH XÚC CẢM CỦA NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÝ 88
    3.1. Thực trạng trải nghiệm xúc cảm của NLTVTL 88
    3.2. Thực trạng tự điều chỉnh xúc cảm của NLTVTL 95
    3.3. Những yếu tố tác động đến tự điều chỉnh xúc cảm của NLTVTL 113
    3.4. Phân tích chân dung NLTVTL điển hình 121
    3.5. Kết quả thực nghiệm 125
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 131
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 136
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 137
    PHỤ LỤC


    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 1.1 Phân bố khách thể tham gia nghiên cứu 87
    Bảng 3.1 Trải nghiệm xúc cảm của NLTVTL trong các tình huống 90
    Bảng 3.2 Nhận thức của NLTVTL về yêu cầu xúc cảm trong công việc của họ 97
    Bảng 3.3 Nhận thức của NLTVTL về hiệu quả của cách TĐCXC trong công việc99
    Bảng 3.4 TĐCXC thể hiện ở hành vi của NLTVTL trong công việc 104
    Bảng 3.5 TĐCXC thể hiện ở mặt hành vi của NLTVTL thông qua việc lựa chọn109
    cách TĐCXC trong công việc
    Bảng 3.6 So sánh mức độ TĐCXC theo giới tính 112
    Bảng 3.7 So sánh mức độ TĐCXC theo kinh nghiệm thực tế 113
    Bảng 3.8 So sánh mức độ TĐCXC của NLTVTL theo trình độ đào tạo 114
    Bảng 3.9 Những yếu tố xã hội tác động đến TĐCXC của NLTVTL 116
    Bảng 3.10 Kết quả tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý
    trước và sau thực nghiệm 125

    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 3.1 Tần suất biểu hiện xúc cảm của NLTVTL 92
    Biểu đồ 3.2 Trải nghiệm xúc cảm của NLTVTL liên quan đến thái độ 93
    thân chủ và vấn đề của thân chủ
    Biểu đồ 3.3 Mức độ TĐCXC của NLTVTL trong công việc 95
    Biểu đồ 3.4 TĐCXC của NLTVTL thể hiện ở mặt nhận thức 96
    Biểu đồ 3.5 TĐCXC thể hiện ở hành vi của NLTVTL trong công việc 103
    Biểu đồ 3.6 TĐCXC thể hiện ở hành vi của NLTVTL được xét theo 106
    nhóm cách TĐCXC

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Tham vấn tâm lý chính là một quá trình giúp cho thân chủ tự chịu trách nhiệm về cuộc đời của họ mà trong đó người làm tham vấn tâm lý là người soi sáng vấn đề, giúp về mặt thông tin, giải tỏa các xúc cảm gây ảnh hưởng tiêu cực đến đến các quyết định của thân chủ [14]. Chính vì bản chất của tham vấn tâm lý là một quá trình tương tác nên luôn có sự tác động lẫn nhau về mặt xúc cảm giữa người làm tham vấn tâm lý với thân chủ. Để làm tốt vai trò nâng đỡ về mặt xúc cảm cho thân chủ, người làm tham vấn tâm lý phải luôn lắng nghe và thấu cảm với những vấn đề của thân chủ, đặc biệt là đồng hành cùng thân chủ đối diện với những xúc cảm tiêu cực như giận dữ, buồn phiền, lo lắng, sợ hãi, của chính họ. Tuy nhiên do luôn phải thấu cảm với những xúc cảm tiêu cực của thân chủ, người làm tham vấn tâm lý dễ bị ảnh hưởng bởi những xúc cảm tiêu cực này ở nhiều mức độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu của C.R.Figley đã chỉ ra những ảnh hưởng của câu chuyện của thân chủ đối với người làm tham vấn tâm lý. Hầu hết những triệu chứng ở người làm tham vấn tâm lý là sự chán nản, buồn chán, tức giận, bất an, vô vọng, tội lỗi, cảm giác không thanh thản, mất niềm tin . Ông coi đó như là “Cái giá phải trả cho việc quan tâm chăm sóc đến người khác”[dẫn theo 35, tr95]. Những khủng hoảng trong đời sống của thân chủ thường có xu hướng ảnh hưởng tới đời sống xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý. Đặc biệt là sự tái hiện những vấn đề cũ đã trải nghiệm của bản thân người làm tham vấn tâm lý có khả năng làm bùng phát lên những kinh nghiệm xúc cảm nơi họ. Nếu người làm tham vấn tâm lý không tự điều chỉnh được xúc cảm của mình, một mặt, họ sẽ mang những xúc cảm ấy tác động ngược lại thân chủ làm mất đi tính khách quan của tiến trình tham vấn và gây ảnh hưởng xấu đến kết quả công việc. Mặt khác, nếu xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý không được điều chỉnh sẽ góp phần tạo nên ức chế nghề nghiệp hay những cơn bùng phát làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả công việc, đến nhân cách và chất lượng cuộc sống của họ. Điều này đòi hỏi người làm tham vấn tâm lý cần biết tự điều chỉnh xúc cảm.
    Xuất phát từ tầm quan trọng của tự điều chỉnh xúc cảm đối với người làm tham vấn tâm lý nên ở một số nước một trong những tiêu chí để tuyển chọn người làm tham vấn tâm lý là phải có năng lực tự điều chỉnh xúc cảm. Đây là tiêu chí bắt buộc, khá quan trọng và đã được đưa vào chương trình đào tạo [104]. Có thể nói, tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý là một yêu cầu cơ bản, bắt buộc xuất phát từ bản chất của hoạt động tham vấn tâm lý.
    Trong thực tiễn tham vấn hiện nay ở Việt Nam, nhiều người làm tham vấn tâm lý có mức độ tự điều chỉnh xúc cảm chưa tốt, họ vẫn đưa những xúc cảm và kinh nghiệm của cá của cá nhân vào trong quá trình tham vấn [23], vì vậy hiệu quả công việc không cao.
    Trong đào tạo tại Việt Nam, việc trang bị năng lực tự điều chỉnh xúc cảm cho người làm tham vấn tâm lý chưa được quan tâm đúng mức, cụ thể nội dung liên quan đến xúc cảm của người làm tham vấn được đề cập lướt qua. Vì thế, phải nghiên cứu để đề xuất những biện pháp nhằm cải thiện mức độ tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công việc tham vấn đồng thời giúp họ cân bằng trong đời sống tâm lý của mình.
    Lý luận về tự điều chỉnh xúc cảm và tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý ở nước ta còn khá mới mẻ. Vì thế, nghiên cứu về tự điều chỉnh xúc cảm cũng sẽ góp phần làm sáng tỏ nội hàm khoa học của thuật ngữ này.
    Với tất cả các lý do trên, nghiên cứu tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý vừa mang ý nghĩa lý luận và vừa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong công việc tham vấn tâm lý.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Phát hiện thực trạng tự điều chỉnh xúc cảm của NLTVTL và một số yếu tố ảnh hưởng đến TĐCXC của NLTVTL, đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện mức độ TĐCXC của NLTVTL.

    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu

    - Biểu hiện, mức độ tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý.
    - Các yếu tố ảnh hưởng đến tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý.
    3.2. Khách thể nghiên cứu
    Khách thể nghiên cứu chính là 75 người làm tham vấn tâm lý. Khách thể nghiên cứu hỗ trợ gồm 12 người vừa là chuyên gia trong lĩnh vực tham vấn vừa là giảng viên giảng dạy về tham vấn và 3 thân chủ.
    4. Giả thuyết khoa học
    - Trong các nhóm cách tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý như điều chỉnh tình huống gây xúc cảm, điều chỉnh nhận thức, điều chỉnh biểu hiện xúc cảm, chia sẻ xã hội thì nhóm cách điều chỉnh nhận thức và chia sẻ xã hội là các nhóm được người làm tham vấn tâm lý lựa chọn nhiều nhất.
    - Nếu người làm tham vấn tâm lý được tham gia vào nhóm giám sát một cách đều đặn cùng với nhà chuyên môn và các đồng nghiệp để được giám sát, chia sẻ và nâng đỡ xúc cảm lẫn nhau thì mức độ tự điều chỉnh xúc cảm của họ sẽ được cải thiện.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý như xác định các khái niệm công cụ, các tiêu chí đánh giá tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý, các yếu tố tác động tới tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý.
    5.2. Làm rõ thực trạng tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý và một số yếu tố tác động đến tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý.
    5.3. Đề xuất một số biện pháp và tổ chức thực nghiệm nhằm cải thiện mức độ tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý thông qua tổ chức nhóm giám sát.

    6. Phạm vi nghiên cứu
    6.1. Giới hạn về nội dung

    - Luận án chỉ nghiên cứu các xúc cảm tiêu cực trong công việc của người làm tham vấn tâm lý.
    - Luận án chỉ nghiên cứu biểu hiện, mức độ, các yếu tố tác động đến tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý trong quá trình tham vấn tâm lý.
    - Do tính chất của công việc, người làm tham vấn tâm lý có thể tham gia điều chỉnh xúc cảm cho chính mình và cho cả thân chủ của họ. Luận án chỉ nghiên cứu tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý, tức là người làm tham vấn tâm lý điều chỉnh xúc cảm trong công việc của chính họ.
    6.2. Giới hạn về khách thể
    Luận án tập trung nghiên cứu trên khách thể là những người làm tham vấn tâm lý tại các trung tâm tham vấn, các bệnh viện và các trường học.
    6.3. Giới hạn về địa bàn
    Luận án triển khai trên các khách thể chính ở thành phố Hồ Chí Minh. Còn khách thể là các Thầy Cô và các chuyên gia về tham vấn tâm lý ở Pháp, ở thành phố Hồ Chí Minh và ở Hà Nội.
     
Đang tải...