Thạc Sĩ Từ điển thuật ngữ kinh tế nga - việt - anh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    2. Tính cấp thiết của đề tài:
    Tình hình chính trị, kinh tế nước Nga thời kỳ hậu xô viết có nhiều biến động to lớn.
    Những biến đổi đó có ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và LB Nga.
    Hai nền kinh tế mang tính tập trung, bao cấp cao bắt đàu đổi mới - chuyển sang nền kinh tế
    thị trường. Cùng với nền kinh tế, nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội cũng biển đổi
    theo.
    Những biến đổi trong đời sống chính trị, kinh tế được phản ánh rõ nét trong tiếng
    Nga hiện đại, trước hết là trong lĩnh vực tù vựng qua các phương tiện thông tin đại chúng.
    Từ vựng biến đổi nhanh chóng: trong đó xuất hiện một khối lượng lớn thuật ngữ kinh tế,
    biểu thị những khái niệm mới không những đối với người học tiếng Nga, mà đối với cả
    người bản ngữ. Do đó gần đây LB Nga đã cho xuất bản cuốn từ điển “Nhừng từ mới xuất
    hiện trong tiếng Nga cuối thể kỷ 19 - đầu thể kỷ 20”. Cuốn từ điển này giúp cho người đọc
    hiểu được những văn bản kinh tế mới.
    Cuốn “Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh” là ý tưởng đầu tiên của tập thể tác giả tham
    gia đề tài muốn phản ánh tính chất đa dạng, phong phú của thuật ngữ trong lĩnh vực kinh tế.
    Việc làm này hết sức cần thiết, bởi lẽ xu hướng hội nhập và hợp tác trong đời sống kinh tế-
    xã hội và chính trị đang là xu hướng chủ đạo trên phạm vi toàn cầu. Hơn nữa, những cuốn
    từ điển kinh tế song ngữ hoặc đa ngữ được xuất bản trước đây ở Liên Xô cũng như ở Việt
    Nam chủ yếu chứa đựng những thuật ngữ phản ánh những phạm trù và khái niệm kinh tế
    XHCN mà hiên nay it sử dụng.
    Tư thập niên 90 trở lại đây LB Nga và Việt Nam đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị
    trường. Cơ chế kinh tế thị trường là sản phẩm và thành quả của nền văn minh nhân loại.
    Trong tiếng Nga xuất hiện nhiều thuật ngữ kinh tế mới do cơ cấu kinh tế-chính trị-xã hội đã
    thay đổi trong những năm qua. Hơn nữa nội hàm ngữ nghiã của những từ đang sử dụng bị
    thay đổi do ảnh hưởng của những biến động chính trị-xã hội và kinh tế ở nước Nga. Qua
    thống kê của các nhà ngôn ngữ, tiếng Nga đã vay mượn nhiều thuật ngữ tiếng Anh, nhất là
    trong lĩnh vực kinh tế. Nhiều thuật ngữ chưa được cập nhật trong những từ điển truyền
    thống, do vậy việc cung cầp cho người học và bạn đọc Việt Nam một hệ thống thuật ngữ
    trong lĩnh vực kinh tế chung và nhiều lĩnh vực liên quan, dù còn hạn chế, là việc làm cấp
    thiết nhằm giúp họ dễ dàng tiếp cận được với các phương tiện thông tin bằng tiếng Nga,
    đồng thời đối chiếu với tiếng Anh hiện đại trong điều kiện nuớc ta ngày càng hội nhập sâu
    sắc hơn vào đời sống kinh tế- chính trị- xã hội và văn hoá ở khu vực và trên phạm vi toàn
    thế giới.
    Tính cấp thiết của cuốn “Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh” không những chỉ ở chỗ cần
    thiết thống kê những thuật ngữ kinh tế được sử dụng với tần số cao cho người Việt, giải
    thích và đưa ra những thuật ngữ tiếng Việt tương đương, mà còn nhiệm vụ phục vụ cho
    việc nghiên cứu quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và LB Nga ngày càng mở rộng sau hàng
    loạt hội nghị cấp cao của chính phủ hai nước.
    3. Mục đích và yêu cầu của công trình nghiên cứu.
    Là kết quả và sản phẩm của công trình nghiên cứu tiến hành trong hai năm, cuốn
    “Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh” nhằm phục vụ cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng viên,
    học viên các hệ cử nhân chính trị, hệ cao học và hệ nghiên cứu sinh của Học viện chính trị-
    hành chính quốc gia Hồ Chí Minh trong việc học tiếng Nga, trong việc tham khảo, đọc
    sách, báo, tài liệu tiếng Nga để sưu tầm tài liệu cho luận án, luận văn, tiểu luận và nghiên
    cứu khoa học.
    Khác với danh pháp, thuật ngữ trong cuốn“Từ điển kinh tế Nga-Việt-Anh” này là bộ
    phận từ ngữ đặc biệt của các ngôn ngữ Nga, Việt, Anh. Nó phải bao gồm những từ và cụm
    từ cố định là tên gọi (định danh) chính xác của các loại khái niệm và đối tượng thuộc các
    lĩnh vực chuyên môn kinh tế như: kinh tế chính trị học, quản lý kinh tế. kinh tế phát triển,
    kinh doanh, tài chính, tiếp thị, luật kinh tế v.v.
    Những thuật ngữ trong cuốn từ điển này phải phản ánh được những đặc điểm cơ bản
    của thuật ngữ như:
    a/ Tính chính xác.
    Nói chung, mọi từ trong ngôn ngữ đều liên hệ với khái niệm, nhưng các khái niệm
    được biểu hiện trong các từ thông thường khác với các khái niệm biểu hiện trong thuật ngữ.
    Theo giáo sư A.A. Reformatsky, “Hệ thuật ngữ là một đặc điểm của khoa học, kỹ thuật,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...